Lời mở đầu
Tôi chuyển thoại video về sư Minh Tuệ, từ nghe nhìn sang văn bản đọc, tính đến nay cũng đã được khoảng hai mươi bảy video.
Hai mươi bảy video với thời lượng hơn hai mươi giờ. Nhưng thực tế, tôi
cần đến hơn hai trăm giờ mới có thể hoàn tất công việc ghi chép này.
Trong khoảng thời gian ấy, tôi nhận ra mình ngưỡng mộ sư Minh Tuệ không
phải vì ngài là một nhà sư của Phật giáo, mà là tôi ngưỡng mộ sư với tư
cách một cá nhân ngưỡng mộ một cá nhân cùng thời, cùng thế hệ.
Sư là một tấm gương hiếm có của một người tự do, tự do chọn lựa cách
sống của mình. Sư không thích sự ràng buộc, không chỉ với gia đình, đúng
với tinh thần xuất gia, giữ gìn sự bình đẳng trong các mối quan hệ, mà
còn là với bất kỳ tổ chức nào. Nhưng sư vẫn tuân thủ tuyệt đối luật pháp
của đời, tuân thủ tuyệt đối giới luật và kinh pháp của Đức Thế Tôn, tức
tôn giáo mà sư đang theo, đề ra.
Sư là người nói được và làm được, nói và làm luôn nhất quán. Sư là người
có lòng can đảm và từ bi. Sư có khả năng kham nhẫn và chịu đựng tột
cùng. Sư không biết nói dối, nói láo. Sư sống vui vẻ, lạc quan và luôn
lan tỏa những điều tích cực.
Chưa kể, sư còn là một người khiêm nhường rất mực. Khiêm nhường, hạ thấp
mình trước thiên hạ khi tự xưng là “Con”. Điều này khác hoàn toàn với
cách sống thượng đội hạ đạp mà ta đang trực tiếp nhìn thấy nhan nhản,
khắp nơi: cúi đầu trước miếng ăn, nói lời bợ đỡ trước danh lợi, rạp
người tung hô trước quyền thế, cô lập và bắt nạt kẻ yếu, không tấc sắt
trong tay.
Sư càng không phải là hạng trục lợi vì bản thân, cho bản thân. Không vì
sự ái mộ của nhân sinh mà mưu toan thành lập đế chế cho riêng mình. Sư
phát nguyện, cũng giống như một lời thề độc: suốt đời khất thực, suốt
đời bộ hành, suốt đời tam y nhất bát, suốt đời không có đệ tử, kẻ theo
hầu, suốt đời không có chùa chiền lăng miếu riêng.
Chỉ bấy nhiêu đức tính, phẩm tính ấy thôi, sư cũng đã đủ là tấm gương
soi cho không biết bao người, những người đặc biệt yêu thích sự tự do,
công chính, công bằng; yêu thích sự liêm minh, chánh trực, nói lời giữ
lời; yêu thích một cuộc sống đạo đức, ung dung, tự tại.
Tôi kính trọng và tán thán, ngợi ca sư Minh Tuệ, là bởi các lý do như
vừa trình bày ở trên, cũng như sẵn sàng kính trọng và tán thán mọi tấm
gương, mọi nỗ lực, mọi phấn đấu khác trong cuộc đời. Còn thở thì tôi sẽ
còn phân biệt được, đâu là lẽ phải, đâu là nơi để mình đặt niềm tin, đâu
mới là con đường cho mình đi và đến.
Mệnh đề “còn thở thì còn” này, hay còn gọi là lời phát nguyện, tôi lấy nguyên văn trong một câu trả lời của sư Minh Tuệ.
CÒN THỞ THÌ CON CÒN BỘ HÀNH KHẤT THỰC!
Những sơ sót nếu có trong quá trình chuyển soạn, mong bạn đọc lượng thứ
và góp ý giúp tôi để hoàn thiện trong những lần in kế tiếp.
Trân trọng!
Sài Gòn, 24.07.2024
Phạm Hiền Mây
Con chỉ là một người công dân, đi tập học theo lời Phật dạy.
Khi người ta biết mình nhiều quá, ngã mạn mình sẽ tăng. Danh, là thứ mà nếu mình đam mê thì nó sẽ trở thành cái làm phiền. Cái gì cũng đều có hai mặt, lợi và hại. Con bây giờ không sử dụng mạng, không sử dụng điện thoại, những thứ đó bây giờ không thuộc về con. Ai nói gì cũng mặc kệ họ. Khen cũng như thế mà không khen cũng như thế. Chê bai cũng mặc kệ họ. Con sống như thế này, theo sự thật. Ai hỏi gì, con nói nấy. Biết thì con nói, mà không biết thì thôi.
Con không bao giờ nghĩ con là sư, là thầy. Con là một người nhỏ bé và bình thường. Con chỉ nghĩ, mọi người đã có công lên núi tìm con, con cũng mong mọi người đạt được ước nguyện cao nhất của mình. Cố gắng học theo lời Phật dạy, cố gắng giữ năm giới. Lời Phật dạy khi nào cũng hữu ích và có giá trị. Ai tin thì mới thấy được. Cố gắng sống khiêm tốn sẽ thành tựu. Đừng nghĩ mình tài giỏi, không phải vậy đâu. Nhiều người thắc mắc, tại sao, con xưng “Con”? Thật ra, con là một người nhỏ bé, đang tập học, đang noi theo gương, đang học những điều hay nơi tất cả mọi người. Lúc nào mình cũng như bụi như cát ấy. Con chưa tu được gì cả. Việc tu hành rất gian nan. Nghiệp mà đập một cái là bay ngay. Không nói gì trước được cả. Nghiệp quả mà nó tới là bỏ chạy ngay. Hoặc giả, bệnh tật nó đổ, như đau dạ dày, như nóng sốt, rồi chết, làm sao tu được nữa? Không phải cứ muốn là được đâu. Khi mình hiểu được nhân quả, mình rất là sợ. Trước khi tu hành, ai không sát sanh, ai không từng làm những việc ác? Giờ, mình đang tu, nghiệp mới tìm tới để đòi. Mình không tu, có thể mình vẫn thọ mệnh hết đời này, rồi trả nghiệp sau. Nhưng vì mình tu, nên nghiệp mới trổ ra.
– Hành giả Minh Tuệ
Sách đã được in vào tháng 7/2024, nhưng đến khâu phát hành thì bị tuýt còi.
Cuốn sách kể lại bước đường bộ hành khất thực để tu học của sư Thích Minh Tuệ trong sáu năm qua, được chuyển soạn từ các chia sẻ của ông do một số người mến mộ có dịp gặp và trò chuyện với ông ghi lại trong 27 video đã đăng trên YouTube.
Sư Thích Minh Tuệ trở thành hiện tượng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn, khi hình ảnh ông đầu trần, chân đất, khoác y phấn tảo và ôm nồi cơm điện đi dọc Việt Nam để tu học hạnh đầu đà được lan truyền trên mạng xã hội.
Giáo
hội Phật giáo Việt Nam từng ra công văn thông báo ông Minh Tuệ không
phải là sư và không phải là thành viên của giáo hội này.
Hiện ông Minh Tuệ, sau một thời gian ngừng bộ hành, ẩn tu ở quê nhà - được cho là do sự tác động của chính quyền - đang trên đường bộ hành tới Ấn Độ.
"Chưa bao giờ làm một cuốn sách nào mà tôi phải nhẫn nại từ đầu đến cuối như thế này. Nhẫn đến tận cùng, đến nghẹt thở, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hết sức ảm đạm từ năm ngoái đến nay," ông Hoàng Nhơn, Giám đốc Công ty Khai Tâm, từ Sài Gòn nói hôm 25/12.
Cấm nhưng không nói lý do
Theo
tường thuật của ông Nhơn, cuốn sách Hương bay ngược gió được Nhà xuất
bản Đà Nẵng cấp phép vào ngày 20/9/2024, sau khi Tổ Thẩm định của Cục
Xuất bản đánh giá nội dung sách "lành mạnh, tốt đời đẹp đạo theo đúng
chủ trương của nhà nước".
Cuốn sách sau đó được nộp lưu chiểu vào 14/10/2024.
Tại Việt Nam, hoạt động xuất bản do nhà nước quản lý. Các công ty tư nhân, các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước muốn xuất bản sách đều phải "xin" giấy phép xuất bản từ cơ quan thuộc nhà nước.
"Theo quy định hiện hành, tính từ ngày nộp lưu chiểu, thì trong vòng 14 ngày sau đó sẽ có văn bản thông báo quyết định phát hành từ Cục Xuất bản và nhà xuất bản.
"Chúng tôi dự kiến cuốn sách sẽ được xuất bản vào cuối tháng Mười," ông Nhơn nói.
Thế nhưng, công ty đợi mãi tới giữa tháng 12 mà phía nhà xuất bản vẫn không thông báo gì.
Hôm 12/12, ông Nhơn quyết định gọi điện cho Nhà xuất bản Đà Nẵng để hỏi thì được người đại diện cho biết tin sét đánh: Cuốn sách không được phép phát hành.
"Rồi họ cứ 'làm việc lên, làm việc xuống' với nhà xuất bản vì chuyện này. Phải chăng họ - UBND và sở - cũng đã góp phần tác động chính trong việc không cho phát hành cuốn sách?"
"Tại sao lại sợ một công dân đang tập học theo lời Phật dạy một cách hết sức đàng hoàng? Sợ những câu chuyện về ông ấy đi vào đời sống, đến với bạn đọc? Trong khi những lời đó thì đã được đăng tải trên YouTube từ nhiều năm qua cho đến nay, và được hàng triệu người xem?"
Ông Nhơn nói ông không thể biết được lý do thật sự đằng sau, nhưng ông suy đoán rằng một số người có thể "lo sợ, thậm chí ghen tị với sức ảnh hưởng của sư Minh Tuệ, sợ điều đó có thể ảnh hưởng tới lợi ích của họ", nên đã tác động để dẫn tới quyết định cấm này.
Ngoài việc tổn hại về kinh tế trước mắt (sách tồn kho) và cơ hội kinh doanh (khả năng sách được bán ra trong nhiều năm tới), ông Nhơn nói rằng những người tham gia làm sách như ông còn phải chịu tổn thất về tinh thần.
"Rốt cuộc thì ai, những cơ quan nào muốn triệt một cuốn sách lành mạnh như vậy?" ông Nhơn đặt câu hỏi.
'Văn bản từ Ban Tôn giáo chính phủ'
Giữa
lúc đó, có thông tin về một văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ gửi Cục
Xuất bản khi cục này đề nghị cho ý kiến về cuốn Hương bay ngược gió, dẫn
tới quyết định cấm phát hành cuốn sách.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng Thư tịch học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trả lời hôm 25/12 rằng ông được biết về một văn bản như vậy do bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, ký hồi đáp công văn hỏi ý kiến của Cục Xuất bản.
"Theo tìm hiểu của tôi, Cục Xuất bản thấy cuốn sách này không có vấn đề gì vi phạm Luật Xuất bản, nhưng do người ta thấy nhà tu hành Thích Minh Tuệ có cách tu khác cách tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên họ đã gửi cuốn sách tới Ban Tôn giáo Chính phủ để hỏi ý kiến. Đại diện ban này là bà Nga đã ký công văn trả lời, dẫn đến việc Cục Xuất bản không cho phát hành cuốn sách trên toàn quốc," ông Diện nói.
Theo Tiến sĩ Diện, quy trình xuất bản một cuốn sách bắt đầu bằng việc các tác giả gửi bản thảo đến nhà xuất bản. Nhà xuất bản giao bản thảo cho các biên tập viên biên tập (với những đề tài khó hoặc chuyên sâu thì phải mời chuyên gia). Sau đó, nhà xuất bản sẽ làm việc trực tiếp với tác giả để thống nhất những chỗ được biên tập.
Sau khi thống nhất, tác giả và tổng biên tập ký tên vào bản thảo giấy và nhà xuất bản bắt đầu quy trình xin giấy phép xuất bản từ Cục Xuất bản.
Sau khi có giấy phép xuất bản do cục trưởng Cục Xuất bản ký, cuốn sách sẽ được in ra.
In xong, nhà xuất bản hoặc tác giả gửi lưu chiểu 10 cuốn về Cục Xuất bản để xem lại lần nữa. Sau khoảng hai tuần nếu "không thấy có vấn đề gì", giám đốc nhà xuất bản sẽ ký giấy phép phát hành.
"Một cuốn sách đã trải qua nhiều quy trình như vậy mới được in ra và không vi phạm điều 10 Luật Xuất bản, vậy thì hà cớ gì Cục Xuất bản phải đưa sách sang Ban Tôn giáo Chính phủ? Tại sao không đưa ra khi còn là bản thảo?" Tiến sĩ Diện đặt câu hỏi.
"Tôi không biết bà Nga và Ban Tôn giáo Chính phủ căn cứ vào đâu để ra lệnh cấm này. Họ không nói rõ lý do và cái công văn đó thì chắc bây giờ không ai biết được ngoài lãnh đạo Cục Xuất bản."
Cũng theo Tiến sĩ Diện, dù sách bị cấm nhưng bản lậu đã tràn ngập trên thị trường, "thì lại không thấy ý kiến gì của Cục Xuất bản hay của Ban Tôn giáo Chính phủ".
Ông Diện cũng nêu ý kiến về việc các sách của các vị sư vừa qua dính nhiều tai tiếng như Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ được phát hành cả chục năm qua thì hai cơ quan nói trên không hề tuýt còi.
"Đó là sự bất cập, vô lối trong quản lý biên soạn, xuất bản và in ấn sách của Việt Nam," ông nói.
Theo Tiến sĩ Diện, ở Việt Nam "lâu nay tồn tại một không khí bí mật, thậm thụt, tùy tiện trong công tác xuất bản".
"Nhiều khi chỉ vì lệnh miệng, tức là chỉ một cú điện thoại, hoặc một tin nhắn, là một cuốn sách có thể không được in ấn, phát hành, hoặc bị đình bản, hoặc thu hồi, mà không có văn bản chính thức nào."
Quay trở lại sự việc cuốn Hương bay ngược gió bị cấm xuất bản, Tiến sĩ Diện nhận định có rất nhiều tổn thất.
"Thiệt hại lớn nhất là danh tiếng của Ban Tôn giáo Chính phủ, của Cục Xuất bản và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam."
"Tiếp theo là việc chặn đứt, ngăn chặn sự lan tỏa những điều tốt đẹp về đạo đức và tôn giáo tới hàng trăm ngàn người."
"Cuối cùng là tổn hại về tinh thần và kinh tế với những người chủ trương biên soạn, in ấn cuốn sách."
Tiến sĩ Diện nói rằng ông không biết, và không muốn đoán lý do vì sao Ban Tôn giáo Chính phủ cấm cuốn sách này. Nhưng ông nhấn mạnh rằng con đường tu của sư Thích Minh Tuệ - dù một số người coi là khác biệt - cần được tôn trọng.
Ông Hoàng Nhơn nói rằng đã có một số người ngỏ ý muốn xuất bản cuốn sách ở một số nước khác, sang một số ngôn ngữ khác.
"Nếu họ quan tâm thì tôi sẽ để lại bản quyền cho họ," ông Nhơn cho hay.
Một số vụ cấm xuất bản sách ở Việt Nam
Sách bị cấm xuất bản, phát hành, tái bản, hay bị thu hồi vì bị đánh giá là "có vấn đề" không phải là hiếm ở Việt Nam.
Năm 2019, một cuộc trấn áp đã được thực hiện với Nhà xuất bản Tự Do - một tổ chức phi lợi nhuận với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Sách của nhà xuất bản bị thu hồi và một số người tham gia vào nhà xuất bản này đã bị bắt giữ.
Cuốn Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ do nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay về học giả Trương Vĩnh Ký, đã bị thu hồi vào năm 2017.
Cuốn
này vốn được Cục Xuất bản cấp giấy phép với đầy đủ các thủ tục giấy tờ
và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định, tức được phép lưu hành.
Sách của các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, bộ sách Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức - người hiện đang bị tạm giam để điều tra với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ, Một cơn gió bụi của học giả Trần Trọng Kim, Chuyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn... cũng bị cấm hoặc bị thu hồi sau khi xuất bản.
Sách "Hương Bay Ngược Gió" ghi lại các pháp thoại của sư Minh Tuệ bị cấm phát hành
2024.12.18
Cuốn sách ghi lại những đoạn hội thoại của sư Minh Tuệ về Phật pháp không được phép xuất bản ở Việt Nam, chủ công ty sách đặt câu hỏi "ai/những ai, cơ quan nào muốn triệt cuốn sách về ông – một cuốn sách hết sức lành mạnh?"
Sư Thích Minh Tuệ trong những tháng qua đã gây chú ý trong dư luận Việt Nam khi nhiều người phát hiện ông đã đi bộ chân trần dọc Việt Nam, thực hành việc tu tập theo hạnh đầu đà của Phật. Chuyến đi gần đây nhất của ông vào tháng 5 năm nay đã kéo theo nhiều người theo dõi và đưa tin trên mạng xã hội khiến Chính phủ phải vào cuộc và bắt ông phải ẩn tu ở quê nhà Gia Lai.
Soạn giả Phạm Hiền Mây đã biên soạn cuốn sách "Hương bay ngược gió: Bước chân tập học của sư Minh Tuệ" từ 27 video đã đăng trên YouTube, kể lại bước đường tập học của hành giả Minh Tuệ trong sáu năm qua.
Công ty TNHH văn hoá Khai Tâm liên kết với Nhà xuất bản Đà Nẵng để phát hành và đã được nhà xuất bản trên cấp phép vào ngày 20/09/2024, đồng thời Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận nộp lưu chiểu vào ngày 14/10.
Ông Hoàng Nhơn, Giám đốc công ty Khai Tâm dẫn quy định hiện hành cho biết, trong vòng 14 ngày sau khi nộp lưu chiểu, đơn vị thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ có văn bản thông báo quyết định phát hành, tuy nhiên sau hai tháng ông vẫn không nhận được giấy tờ gì.
Trên Facebook cá nhân ông cho hay, khi sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành bước chân sang Lào vào ngày 12/12 để hành hương đến Ấn Độ, ông Nhơn gọi cho Nhà xuất bản Đà Nẵng để hỏi thì được đại diện công ty này cho biết "cuốn sách không được phát hành".
Hôm 16/12, ông vẫn đang đợi thông báo chính thức bằng văn bản của đơn vị liên kết nói rõ lý do vì sao không cho phát hành sách liên quan đến sư Minh Tuệ. Nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do, ông chia sẻ:
"Thật sự mình không biết ai, hay cơ quan nào có thẩm quyền để cấm cuốn sách này - tức là không cho phát hành, bởi vì nó đã vượt quá thẩm quyền của Nhà xuất bản, vượt thẩm quyền của Cục Xuất bản - đây là nơi chịu trách nhiệm chính trong chuyện này nhưng cũng vượt thẩm quyền của họ luôn."
Ông cũng cho rằng người của Nhà xuất bản cho ông biết tổ thẩm định của Cục Xuất bản đánh giá nội dung của cuốn sách là “không có gì”, nghĩa là lành mạnh, tốt đời đẹp đạo theo đúng chủ trương của Nhà nước.
Kể từ khi thành lập công ty sách Khai Tâm vào năm 2021, ông Nhơn đã liên kết với các nhà xuất bản cho ra đời nhiều cuốn sách khác nhau, nhưng đây là lần đầu tiên ông gặp trường hợp sách đã nộp lưu chiểu, đã in nhưng không được phép phát hành.
Phóng viên gửi email cho Nhà xuất bản Đà Nẵng, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Xuất Bản, In và Phát hành để tìm hiểu về vụ việc, tuy vậy, vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Một người theo dõi sư Minh Tuệ ở Việt Nam không nêu danh tính vì lý do an ninh nhận xét:
"Việc phát hành cuốn Hương Bay Ngược Gió có lẽ bị Ban Tôn giáo Chính phủ không đồng ý, bởi họ không hề thích sư Minh Tuệ. Họ sẽ ngăn chặn mọi thông tin chính thống có lợi cho ông. Cuộc du hành của ông đến Ấn Độ các báo hầu như không đề cập.”
Viết về việc cuốn sách không được phát hành, chủ công ty sách tư nhân đặt câu hỏi: "Tại sao lại sợ một công dân đang tập học theo lời Phật dạy một cách hết sức đàng hoàng? Sợ những câu chuyện về ông ấy đi vào đời sống, đến với bạn đọc?"
No comments:
Post a Comment