Khổ (chữ Hán: 苦, tiếng Phạn: duḥkha, tiếng Pali: dukkha) là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định Đời là bể khổ.
Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ. Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái (sa. tṛṣṇā) và con đường thoát khổ là Bát chính đạo..
Chân lý thứ nhất - Khổ đế - của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau:
“ |
Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ. Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ. |
” |
Phân loại
Xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có tam khổ (ba loại khổ), còn nếu xét theo hình thức sự việc thì có bát khổ (tám loại khổ).[1]
Tam khổ
Tam khổ là ba nỗi khổ xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ, gồm:
- Khổ khổ (sa. duḥkha-duḥkha)
- Nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến tranh. Đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận được.[2]
- Hoại khổ (sa. vipariṇāma-duḥkha)
- Nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở cấp độ này, ngay cả những kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là khổ. Sở dĩ con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm đau đớn. Sự vui sướng đó chỉ là tương đối. Trong khi đó, sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự nhàm chán, không thỏa mãn,[3] sự vui sướng rồi cũng mất đi.
- Hành khổ (sa. saṃskāra-duḥkha)
- Nghĩa là cái khổ bao trùm tam giới, sáu cõi (tất cả chúng sanh trong luân hồi). Minh họa của cái khổ này là hợp uẩn cấu nhiễm của chúng sanh và cái hợp uẩn cấu nhiễm này không những là nền tảng cho cái khổ trong kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một khi con người vẫn nằm trong vòng vô minh.[4] Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất.[5]
Bát khổ
Bát khổ là tám nỗi khổ xét theo hình thức sự việc, thực ra đều thuộc loại Khổ khổ trong Tam khổ.[1] Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng "đời là bể khổ"; con người ai ai cũng phải chịu bát khổ, gồm:[6][7][8]
- Sinh khổ
- Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.
- Lão khổ
- Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
- Bệnh khổ
- Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
- Tử khổ
- Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi, thân xác rất đau khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh, gia quyến đau lòng. Đó là khổ.
- Ái biệt ly khổ
- Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu thích, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
- Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ, bất tác ý khổ)
- Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
- Oán tắng hội khổ (怨憎会苦)
- Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
- Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
- Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.
Ma-ha-ca-diếp (tiếng Phạn: महाकाश्यप, chuyển tự Mahākāśyapa, tiếng Pali: Mahakassapa) còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà la môn xứ Ma Kiệt Đà, cha tên Ẩm Trạch, mẹ tên Hương Chí. Ông là một trong mười đại đệ tử của Tất đạt đa Cồ đàm (Phật Thích Ca), và cũng là người tổ chức, chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, nhờ vậy mà Tam tạng pháp bảo của đạo Phật còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Ma-ha-ca-diếp nổi tiếng có hạnh Đầu đà nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng-già sau khi Tất đạt đa Cồ đàm mất. Phật Thích Ca là người khai sinh và truyền bá đạo Phật, còn người kế thừa di sản của Phật để truyền lại cho đời sau chính là tôn giả Ca Diếp vậy.
Ma-ha-ca-diếp là sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ, được đức Tất đạt đa Cồ đàm truyền tâm ấn. Trong tranh tượng, Ma-ha-ca-diếp cùng với A-nan-đà thường được thể hiện đứng 2 bên Tất đạt đa Cồ đàm.
Tập 5
Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) là "những sự thật của bậc thánh", là những sự thật hay những cái có thật cho "những người xứng đáng về mặt tâm linh".[1][web 1][2] Các sự thật bao gồm:
- khổ đế (dukkha sự không thỏa mãn, sự đau đớn) là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi;[web 2][3][4]
- tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là "nguyên nhân"): dukkha khởi cùng với taṇhā (ái).[web 3][5][6] Trong khi taṇhā được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là 'nguyên nhân' của khổ (dukkha), taṇhā còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó;[7][8]
- diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā);[9][10][11][12] sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ;[7][8]
- đạo đế (magga: Bát chánh đạo) là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha) và khổ (dukkha).[13][14][15]
A-la-hán (tiếng Phạn: arhat, arhant; tiếng Pali: arahat, arahant; tiếng Tạng: dgra com pa; tiếng Trung: 阿羅漢|阿羅漢) trong dân gian thường gọi là các vị La hán, theo Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravada) thì vị A-la-hán đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi.[1][2] Một A-la-hán khi còn sống còn được gọi là Hữu dư Niết-bàn (sopadhiśeṣanirvāṇa; savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn. La Hán dịch tiếng Anh là "người xứng đáng"[2] hoặc là "người hoàn hảo".[2][1]
Khám phá hành trình sâu sắc vào bản chất của sự giản dị và viên mãn về mặt tinh thần trong "Không sở hữu". Bộ phim hấp dẫn này đi sâu vào cuộc sống và lời dạy của các nhà sư đã chọn từ bỏ của cải vật chất để theo đuổi sự bình yên nội tâm và giác ngộ. Hãy theo chân nhà sư Thích Minh Tuệ khi họ đi trên con đường tối giản và chánh niệm, nắm lấy triết lý rằng hạnh phúc thực sự không nằm ở việc sở hữu nhiều hơn, mà là cần ít hơn. Thông qua kỹ thuật quay phim tuyệt đẹp và các cuộc phỏng vấn thân mật, "Không sở hữu" khám phá các nguyên tắc của sự tách biệt, cuộc sống cộng đồng và cảm giác tự do sâu sắc đến từ việc buông bỏ. Thích Minh Tuệ là một nhà sư Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam được biết đến với hành trình đi bộ phi thường từ Bắc vào Nam của Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm. Trong suốt hành trình này, ông đã đi qua nhiều vùng khác nhau của Việt Nam với mục đích truyền bá Phật pháp, nuôi dưỡng các mối liên hệ và truyền tải thông điệp từ bi và tình yêu của Phật giáo đến mọi người. Chuyến hành hương của Thích Minh Tuệ không chỉ là một cuộc thử thách về sức bền thể chất và ý chí mà còn là cơ hội để ông trực tiếp giao lưu với mọi người từ nhiều tầng lớp khác nhau, lắng nghe những đấu tranh và mối quan tâm của họ, và đưa ra lời khuyên, sự an ủi và động viên thông qua giáo lý Phật giáo. Điều này đã giúp mọi người tìm thấy sự bình an và niềm tin trong cuộc sống. Hành trình của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng Phật tử cũng như trong xã hội. Thích Minh Tuệ đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì, lòng từ bi và sự cống hiến không mệt mỏi cho sứ mệnh truyền bá Phật pháp.
Tập 2
Tập 3
Trailer
No comments:
Post a Comment