Bức thư tay được đăng tải trên trang web Thiên Định Tuệ đề ngày 25/11 viết:
"Con muốn đi đến đất nước Ấn Độ, nơi đất Phật, con muốn đến để để đảnh lễ 4 thánh tích, để tập học và tri ân về Đức Phật.
Nếu ai biết con đường làm thủ tục, giấy tờ, con đường đi bộ hành đến đó chỉ đường tư vấn, làm những thủ tục giấy tờ gì và con đường đi. Tâm nguyện nguyện con muốn tự mình đi, không ảnh hưởng đến ai."
Theo ứng dụng bản đồ của Google (Google Map), nếu xuất phát từ Gia Lai đi bộ đến Ấn Độ sẽ mất hơn 37 ngày di chuyển liên tục, đi qua các nước Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ.
Ông Minh Tuệ cũng nói việc di chuyển bằng các phương tiện khác đến Ấn Độ là hạ sách, không đúng với phẩm hạnh và sự tôn kính đối với Đức Phật.
Trang web trên là trang chủ của công ty do anh trai của sư Minh Tuệ làm giám đốc lập nên, thời gian qua đăng tải các bức thư viết tay có chữ ký "Minh Tuệ" thông báo về nhiều điều như: đề nghị xử lý người đưa hình ảnh ông lên mạng xã hội, dừng khất thực vì “an ninh trật tự, an toàn xã hội chính trị” không được đảm bảo và dừng tu theo 13 hạnh đầu đà.
Hôm 17/11, ông Minh Tuệ cũng viết giấy ủy quyền "toàn bộ quyền hạn của một công dân theo quy định pháp luật" cho ông Lê Anh Tuấn và công ty để hoàn tất thủ tục pháp lý.
Trong bức thư tay mới nhất ông cũng mong người dân thôn 6, xã iatô - iagrai - Gia Lai hoan hỷ vì ước nguyện khất thực từng nhà tại địa phương trên không thể thực hiện.
Câu chuyện bộ hành từ Bắc vào Nam của sư Minh Tuệ hồi tháng 5 thu hút truyền thông trong và ngoài nước về một người tu hành theo Phật giáo không màng tiền tài, chỉ ăn 1 ngày 1 bữa,... giữa xã hội trọng vật chất như ngày nay.
Có đến hơn 70 người tìm đến ông, xuống tóc, khoác lên mình
y phấn tảo nhiều màu và tự nguyện bộ hành, tu tập theo ông trước khi bị
công an giải tán ở Huế.
Trong đoàn có hai sư Như Ngộ và Tâm
Dũng, hiện hai ông đã bay đến Ấn Độ khoảng 10 ngày qua. Một video đăng
tải trên kênh Youtube "Chuyện thật kiếp trước, kiếp này" vào ngày
21/11/2024 cho thấy hai ông đã đến chùa Việt Nam Phật Quốc Tự của Hòa
thượng Hoàng Diệu tại bang Bihar, đông bắc Ấn Độ.
No comments:
Post a Comment