Friday, January 10, 2025

SƯ MINH TUỆ đi bộ sang ẤN ĐỘ: Mất bao lâu, ĐI QUA LÃNH THỔ NƯỚC NÀO, cẩn thận sang Myanmar nội chiến

ÔNG ĐOÀN VĂN BÁU NÓI GÌ VỀ NHỮNG ĐỒN ĐOÁN TRÊN MẠNG?

Ông Đoàn Văn Báu kiểm soát tăng đoàn sư Minh Tuệ như thế nào?

Ông Đoàn Văn Báu, mới đây đã nói trong một livestream của mình rằng nhà nước Việt Nam đã có các công văn chỉ đạo ông làm “trưởng đoàn” đưa sư Minh Tuệ cùng các sư nhỏ sang Ấn Độ. 

Điều này là trái ngược với tuyên bố ban đầu của ông, trước khi chuyến đi bắt đầu, rằng ông “chỉ một công dân bình thường, đã nghỉ hưu và tình nguyện hỗ trợ sư Minh Tuệ trong chuyến bộ hành sang Ấn Độ.”

Vậy, ông Đoàn Văn Báu là ai, vai trò của thực sự của ông Báu trong chuyến bộ hành này là gì? Đơn giản chỉ là một công dân bình thường có lòng muốn hộ tống sư Minh Tuệ cùng một vài sư nhỏ đến Ấn Độ như lời ông nói ban đầu, hay là thừa lệnh chính quyền đưa tăng đoàn ra khỏi Việt Nam?

Đoàn Văn Báu là ai?

Trên kênh YouTube cá nhân, ông Báu tự giới thiệu mình là một cựu sỹ quan an ninh đã về hưu và vẫn còn sinh hoạt đảng. Ông từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Lý luận Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, cấp bậc Thượng tá. Hiện tại là Cộng Tác viên Ban Tuyên Giáo trung ương lĩnh vực Phân tích tâm lý tội phạm.

Ông Báu cho biết đã theo dõi hành trình của sư Minh Tuệ từ khi thông tin xuất hiện trên mạng xã hội và rất ngưỡng mộ sự kiên định, quyết tâm tu tập của vị sư này. Do đó, ông quyết định bỏ thời gian và tài chính hỗ trợ sư Minh Tuệ bộ hành sang Ấn Độ.

Về vai trò của ông Đoàn Văn Báu trong tăng đoàn sư Minh Tuệ, phóng viên RFA đã có mặt ở tỉnh Ubon Ratchathani (hay còn được gọi tắt là tỉnh Ubon), một tỉnh giáp biên giới giữa Thái Lan và Lào, từ ngày 30/12/2024 đến ngày 2/1/2025, để đưa tin về những thông tin đầu tiên sư Minh Tuệ cùng tăng đoàn đặt chân đến đất Thái.

Trong quãng thời gian này, chúng tôi đã có những trải nghiệm về việc ông Báu đã kiểm soát mọi hoạt động của tăng đoàn như thế nào.

________

Tại sao báo chí Việt Nam im lặng trước việc sư Minh Tuệ đi Ấn Độ?

Cảnh sát Thái Lan: “Không có giao thiệp nào với phía Việt Nam” trong chuyến bộ hành của sư Thích Minh Tuệ

Sách "Hương Bay Ngược Gió" ghi lại các pháp thoại của sư Minh Tuệ bị cấm phát hành

_________

Kiểm soát ai được tiếp xúc tăng đoàn

Khoảng 10 giờ sáng ngày 31/1/2024, khu vực cửa khẩu Chong Mex (tỉnh Ubon, Thái Lan), nằm sát biên giới với cửa khẩu Vang Tao của Lào, trở nên nhộn nhịp với sự xuất hiện của gần 20 YouTuber Việt Nam. Họ chờ đợi để ghi lại hình ảnh của sư Thích Minh Tuệ cùng tăng đoàn khi nhập cảnh vào đất Thái.

Không chỉ có các YouTuber, khoảng 100 người dân địa phương, bao gồm tiểu thương và tài xế xe tuk-tuk Thái Lan và Lào mưu sinh gần biên giới, cũng tập trung để đảnh lễ các vị sư. Khi đoàn bộ hành tiếp tục di chuyển khỏi cửa khẩu, những người dân này trở về công việc thường ngày, trong khi các YouTuber vẫn bám theo để quay phim.

Tăng đoàn lúc này gồm có ông Đoàn Văn Báu và Lê Khả Giáp, hai người đã đồng hành cùng tăng đoàn từ khi còn trên đất Lào. Ngoài ra, còn có hai người Thái Lan đảm nhiệm công tác hậu cần. 

Trong hành trình, các nhà sư di chuyển thành hàng một, sư Minh Tuệ đi cuối cùng. Ông Báu, Giáp và Therawat thường xuyên đi sát bên hoặc ngay sau sư Minh Tuệ. Phía sau đoàn là một chiếc xe bán tải hậu cần. Những người này ngăn cản bất cứ ai đến gần tăng đoàn, với lý do “bảo vệ an toàn cho các nhà sư”.

báu1.jpg
Ông Đoàn Văn Báu và Lê Khả Giáp đi sát tăng đoàn, chiếc xe bán tải hậu cần chạy theo sau cùng. Ảnh: RFA

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên suốt chặng đường từ biên giới vào nội địa Thái Lan, không hề có đám đông gây mất trật tự hay có khả năng gây nguy hiểm cho tăng đoàn. 

Các YouTuber cũng bị buộc phải giữ khoảng cách hàng chục mét hoặc đứng bên kia đường để quay phim. Trong giờ nghỉ trưa, buổi tối, hay lúc các sư thọ thực, ông Báu nghiêm cấm bất kỳ YouTuber nào tiếp cận khu vực nghỉ ngơi của các nhà sư.

Tuy nhiên, không phải tất cả YouTuber đều bị ngăn cản. Một nhóm YouTuber đi theo đoàn trong nhiều ngày lại được phép quay phim và tiếp cận gần khu vực các nhà sư ngủ nghỉ. Ông Báu sau đó giải thích trên livestream rằng nhóm này là các tình nguyện viên người Việt ở Thái đến để hỗ trợ tăng đoàn, nên họ được đặc cách quay phim các nhà sư.

Trong ngày đầu tác nghiệp, phóng viên RFA cũng gặp khó khăn tương tự. Khi đặt máy quay gần lề đường để ghi lại hình ảnh đoàn bộ hành, chúng tôi bị chiếc xe bán tải của nhóm hậu cần đậu chắn ngay tầm nhìn. 

Ông Báu xuất hiện ngay sau đó, tự nhận mình là “trưởng đoàn” và yêu cầu bất kỳ hoạt động nào cũng cần có sự đồng ý của ông. 

Khi phóng viên RFA đưa thẻ phóng viên của Thái Lan thì ông Báu thay đổi thái độ, trở nên cởi mở hơn và cam kết sẽ “tạo điều kiện” cho phóng viên Thái Lan đưa tin. Từ thời điểm đó, chúng tôi có thể quay phim, chụp ảnh các nhà sư ở vị trí gần hơn mà không bị ông Báu ngăn cản như hầu hết các Youtuber khác.

Định hướng thông tin

Minh Tue.jpg
Sư Minh Tuệ nghỉ trưa tại một căn nhà hoang hôm 1/1. Ảnh: RFA

Không chỉ kiểm soát người nào được tiếp xúc với sư Minh Tuệ. Ông Báu còn định hướng và kiểm duyệt thông tin đối với phóng viên và cả YouTuber.

Ngày thứ hai tác nghiệp, 1/1/2025, trong thời gian các sư đang nghỉ trưa tại một ngôi nhà hoang nằm trong một khu vườn cách khá xa mặt đường chính, phóng viên RFA gặp ông Báu và đề nghị thực hiện một cuộc phỏng vấn với sư Minh Tuệ. Chúng tôi buộc phải cung cấp tất cả các câu hỏi cho ông Báu trước khi được phép vào gặp sư Minh Tuệ.

Sau khi vào nơi nghỉ chân của các nhà sư để chuẩn bị phỏng vấn, chúng tôi đề nghị ông Báu rời đi nhưng ông Báu không đồng ý. Ông Báu nói chỉ ngồi gần đó nghe chúng tôi hỏi gì chứ không can thiệp vào câu trả lời của sư Minh Tuệ. Ông nói làm như vậy để đảm bảo chúng tôi không đặt những câu hỏi liên quan đến chính trị, xã hội:

“Tôi có một nguyên tắc là không hỏi đến chính trị, chỉ hỏi đến văn hóa, con người thôi…” 

Lúc này, sư Minh Tuệ ngồi đó đã lên tiếng rằng “anh Báu cứ để cho họ hỏi, không sao đâu.”

Tuy nhiên, ông Báu viện dẫn lý do chúng tôi có thể cắt ghép thông tin nên từ chối rời đi: “Mình không kiểm soát được thông tin đó thì nó có hại cho mình, chứ không đơn giản.” - ông Báu nói với sư Minh Tuệ.

Ngoài ra, ông Báu còn yêu cầu chúng tôi phải cam kết trước máy quay của ông ấy rằng sẽ gởi tất cả các bài viết hay video cho ông ấy duyệt trước khi đăng tải lên tờ báo của mình.

“Nhưng mà trước khi tụi em đăng có thể đưa anh xem qua. Có thể thầy nói một kiểu rồi các bạn cắt và đăng theo kiểu khác. Tôi không kiểm soát được nội dung thì tôi sẽ không cho các bạn phỏng vấn.”

Điều này đi ngược lại với nguyên tắc báo chí của RFA nên chúng tôi từ chối và bị buộc phải rời đi mà không thực hiện được cuộc phỏng vấn.

Trước khi rời đi, sư Minh Tuệ còn một lần nữa nói với ông Báu rằng: “Mình biết gì nói đấy, nên là không sao đâu, cho họ (phỏng vấn - PV) đi.”

Tuy nhiên lúc này, ông Báu cầm máy quay trả lại và yêu cầu chúng tôi rời đi với lý do “để cho thầy nghỉ ngơi.” 

Để đối phó với các YouTuber tự ý đi theo tăng đoàn, trong các buổi livestream trước đây, ông Báu thường đe dọa rằng nếu cố tình bám theo đoàn để quay phim chụp hình bất cứ thành viên nào trong đoàn thì sẽ bị xử lý theo luật pháp của nước sở tại.

Đồng thời, ông Báu cũng nhiều lần giới thiệu người lái xe của đoàn là cán bộ an ninh mạng của Thái Lan. Một người khác tên Therawat là “người của Hoàng gia Thái Lan được cử để bảo vệ tăng đoàn”. Tuy nhiên, ông Therawat sau đó đính chính rằng ông chỉ là một doanh nhân bình thường, không liên quan đến Hoàng gia.

Ngày 3/1, báo BenarNews của RFA cũng đã đăng tin cho biết Văn phòng Phật giáo của tỉnh Ubon Ratchanthani không nhận được thông tin gì về chuyến đi của đoàn nhà sư Thích Minh Tuệ sang Thái Lan và cũng không có sự phối hợp trước đó với phía Việt Nam. 

Báo chí chính thống trong nước cũng không đưa bất kỳ một thông tin nào về chuyến đi này. Mặc dù chuyến bộ hành của sư Minh Tuệ đã diễn ra gần một tháng và thu hút sự chú ý khủng khiếp từ cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Tất cả các  thông tin được cập nhật về tăng đoàn gần như chỉ được đăng tải trên kênh của ông Báu, Giáp và một số thành viên đi thảo đoàn làm công tác hậu cần. 

Kiểm soát những ai được gia nhập tăng đoàn.

Ông Đoàn Văn Báu, ban đầu tự nhận là ông đã đến xin gặp và tự nguyện hỗ trợ cho sư Minh Tuệ đến Ấn Độ. Tuy nhiên sau này, ông Báu dần trở thành “trưởng đoàn” và có thể quyết định những ai được đi theo tăng đoàn.

Trong một video do chính ông Báu đăng tải trên kênh YouTube của mình hôm 12/12 về công tác chuẩn bị cho hành trình sang Ấn Độ, sư Minh Tuệ cũng chỉ nhờ ông Báu giúp về giấy tờ thủ tục để qua hải quan các nước, chứ không ủy quyền cho ông Báu sắp xếp tổ chức hoạt động của tăng đoàn.

Trong một văn bản do công ty Phát tâm Thiên Định Tuệ - do anh trai sư Minh Tuệ thành lập - công bố hôm 1/12 có nêu rõ 10 cá nhân được đi theo hỗ trợ sư Minh Tuệ đi Ấn Độ, nhưng đến ngày khởi hành thì chỉ có hai trong số 10 người này được đi theo đoàn là ông Đoàn Văn Báu và Lê Khả Giáp. Những người hậu cần qua từng quốc gia cũng do ông Báu lựa chọn.

Ông Nguyễn Thái Tâm, là người có tên trong danh sách này cũng bị ông Đoàn Văn Báu từ chối không cho đi cùng sư Minh Tuệ.

Ông Báu cũng không cho sư Phước Nghiêm hay sư Minh Khổ đi theo tăng đoàn với lý do không có tên trong danh sách đoàn bộ hành do cơ quan chức năng Việt Nam đăng ký với nước sở tại.

Hôm 3/1, ông Báu công bố trên kênh YouTube của mình danh sách 9 vị sư khác có thể sẽ gia nhập đoàn trong thời gian tới. Danh sách này, theo ông Báu nói là đã được thảo luận với các sư trong tăng đoàn.

Sư Minh Tuệ, khi trả lời BBC tiếng Việt về vấn đề lựa chọn vị sư nào sẽ đi cùng đoàn đã nói rằng ông Báu quyết định được.

Khi livestream hôm 7/1, ông Báu nói rằng kể từ khi đặt chân lên đất Thái thì mỗi ngày đều xảy ra “kiếp nạn” mà ông phải giải quyết. Từ chuyện xử lý những người đi theo tăng đoàn mà không được sự cho phép của ông, cho đến chuyện đối phó với các phóng viên nước ngoài. Ông Báu cho rằng những sự việc xảy ra không những ảnh hưởng tới sư Minh Tuệ mà còn ảnh hưởng tới cả đoàn. 

Do đó, ông đề nghị sư Minh Tuệ không can thiệp vào việc sắp xếp, tổ chức của đoàn bộ hành: “Tất cả việc tu tập thì không ý kiến gì. Nhưng mong thầy không can thiệp vào việc tổ chức, sắp xếp cũng như điều hành của con đối với đoàn.”

Như vậy, từ một người ban đầu muốn hỗ trợ sư Minh Tuệ về mặt giấy tờ thủ tục xuất nhập cảnh các nước, giờ đây ông Báu gần như kiểm soát mọi hoạt động của đoàn bộ hành đưa các vị sư sáng Ấn Độ.

Video

Hương bay ngược gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?

Cuốn sách Hương bay ngược gió, tổng hợp những câu nói của sư Thích Minh Tuệ trên đường tu hành, đã bị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấm phát hành. Nguyên do vì đâu?

Đây là cuốn sách do nữ văn sĩ Phạm Hiền Mây biên soạn, công ty Khai Tâm phối hợp với Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành.

Sách đã được in vào tháng 7/2024, nhưng đến khâu phát hành thì bị tuýt còi.

Cuốn sách kể lại bước đường bộ hành khất thực để tu học của sư Thích Minh Tuệ trong sáu năm qua, được chuyển soạn từ các chia sẻ của ông do một số người mến mộ có dịp gặp và trò chuyện với ông ghi lại trong 27 video đã đăng trên YouTube.

Sư Thích Minh Tuệ trở thành hiện tượng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn, khi hình ảnh ông đầu trần, chân đất, khoác y phấn tảo và ôm nồi cơm điện đi dọc Việt Nam để tu học hạnh đầu đà được lan truyền trên mạng xã hội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng ra công văn thông báo ông Minh Tuệ không phải là sư và không phải là thành viên của giáo hội này.

Hiện ông Minh Tuệ, sau một thời gian ngừng bộ hành, ẩn tu ở quê nhà - được cho là do sự tác động của chính quyền - đang trên đường bộ hành tới Ấn Độ.

"Chưa bao giờ làm một cuốn sách nào mà tôi phải nhẫn nại từ đầu đến cuối như thế này. Nhẫn đến tận cùng, đến nghẹt thở, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hết sức ảm đạm từ năm ngoái đến nay," ông Hoàng Nhơn, Giám đốc Công ty Khai Tâm, từ Sài Gòn nói với BBC News Tiếng Việt hôm 25/12.

Cấm nhưng không nói lý do

Theo tường thuật của ông Nhơn, cuốn sách Hương bay ngược gió được Nhà xuất bản Đà Nẵng cấp phép vào ngày 20/9/2024, sau khi Tổ Thẩm định của Cục Xuất bản đánh giá nội dung sách "lành mạnh, tốt đời đẹp đạo theo đúng chủ trương của nhà nước".

Cuốn sách sau đó được nộp lưu chiểu vào 14/10/2024.

Tại Việt Nam, hoạt động xuất bản do nhà nước quản lý. Các công ty tư nhân, các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước muốn xuất bản sách đều phải "xin" giấy phép xuất bản từ cơ quan thuộc nhà nước.

"Theo quy định hiện hành, tính từ ngày nộp lưu chiểu, thì trong vòng 14 ngày sau đó sẽ có văn bản thông báo quyết định phát hành từ Cục Xuất bản và nhà xuất bản.

"Chúng tôi dự kiến cuốn sách sẽ được xuất bản vào cuối tháng Mười," ông Nhơn nói.

Thế nhưng, công ty đợi mãi tới giữa tháng 12 mà phía nhà xuất bản vẫn không thông báo gì.

Hôm 12/12, ông Nhơn quyết định gọi điện cho Nhà xuất bản Đà Nẵng để hỏi thì được người đại diện cho biết tin sét đánh: Cuốn sách không được phép phát hành.

Người này không đưa ra lý do và cho đến nay ông Nhơn vẫn chưa nhận được văn bản chính thức nào về việc cấm phát hành.

Chụp lại video, Từ hiện tượng sư Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?

Ông Nhơn nói với BBC:

"Tôi biết khi cuốn sách này được cấp phép in và nộp lưu chiểu thì UBND TP Đà Nẵng và Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đã tổ chức một buổi họp với nhà xuất bản như thể là có chuyện gì đó rất nghiêm trọng; như thể Nhà xuất bản Đà Nẵng đã dám cả gan làm điều gì đó tày đình – là cấp phép cho cuốn sách này."

"Rồi họ cứ 'làm việc lên, làm việc xuống' với nhà xuất bản vì chuyện này. Phải chăng họ - UBND và sở - cũng đã góp phần tác động chính trong việc không cho phát hành cuốn sách?"

"Tại sao lại sợ một công dân đang tập học theo lời Phật dạy một cách hết sức đàng hoàng? Sợ những câu chuyện về ông ấy đi vào đời sống, đến với bạn đọc? Trong khi những lời đó thì đã được đăng tải trên YouTube từ nhiều năm qua cho đến nay, và được hàng triệu người xem?"

Ông Nhơn nói ông không thể biết được lý do thật sự đằng sau, nhưng ông suy đoán rằng một số người có thể "lo sợ, thậm chí ghen tị với sức ảnh hưởng của sư Minh Tuệ, sợ điều đó có thể ẩnh hưởng tới lợi ích của họ", nên đã tác động để dẫn tới quyết định cấm này.

Ngoài việc tổn hại về kinh tế trước mắt (sách tồn kho) và cơ hội kinh doanh (khả năng sách được bán ra trong nhiều năm tới), ông Nhơn nói rằng những người tham gia làm sách như ông còn phải chịu tổn thất về tinh thần.

"Rốt cuộc thì ai, những cơ quan nào muốn triệt một cuốn sách lành mạnh như vậy?" ông Nhơn đặt câu hỏi.

'Văn bản từ Ban Tôn giáo chính phủ'

Giữa lúc đó, có thông tin về một văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ gửi Cục Xuất bản khi cục này đề nghị cho ý kiến về cuốn Hương bay ngược gió, dẫn tới quyết định cấm phát hành cuốn sách.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng Thư tịch học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trả lời BBC hôm 25/12 rằng ông được biết về một văn bản như vậy do bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, ký hồi đáp công văn hỏi ý kiến của Cục Xuất bản.

"Theo tìm hiểu của tôi, Cục Xuất bản thấy cuốn sách này không có vấn đề gì vi phạm Luật Xuất bản, nhưng do người ta thấy nhà tu hành Thích Minh Tuệ có cách tu khác cách tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên họ đã gửi cuốn sách tới Ban Tôn giáo Chính phủ để hỏi ý kiến. Đại diện ban này là bà Nga đã ký công văn trả lời, dẫn đến việc Cục Xuất bản không cho phát hành cuốn sách trên toàn quốc," ông Diện nói với BBC.

BBC News Tiếng Việt đã liên lạc với Ban Tôn giáo Chính phủ và ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, hôm 25/12 để làm rõ về văn bản nói trên, cùng quyết định cấm xuất bản, nhưng chưa nhận được phản hồi.

Theo Tiến sĩ Diện, quy trình xuất bản một cuốn sách bắt đầu bằng việc các tác giả gửi bản thảo đến nhà xuất bản. Nhà xuất bản giao bản thảo cho các biên tập viên biên tập (với những đề tài khó hoặc chuyên sâu thì phải mời chuyên gia). Sau đó, nhà xuất bản sẽ làm việc trực tiếp với tác giả để thống nhất những chỗ được biên tập.

Sau khi thống nhất, tác giả và tổng biên tập ký tên vào bản thảo giấy và nhà xuất bản bắt đầu quy trình xin giấy phép xuất bản từ Cục Xuất bản.

Sau khi có giấy phép xuất bản do cục trưởng Cục Xuất bản ký, cuốn sách sẽ được in ra.

In xong, nhà xuất bản hoặc tác giả gửi lưu chiểu 10 cuốn về Cục Xuất bản để xem lại lần nữa. Sau khoảng hai tuần nếu "không thấy có vấn đề gì", giám đốc nhà xuất bản sẽ ký giấy phép phát hành.

"Một cuốn sách đã trải qua nhiều quy trình như vậy mới được in ra và không vi phạm điều 10 Luật Xuất bản, vậy thì hà cớ gì Cục Xuất bản phải đưa sách sang Ban Tôn giáo Chính phủ? Tại sao không đưa ra khi còn là bản thảo?" Tiến sĩ Diện đặt câu hỏi.

"Tôi không biết bà Nga và Ban Tôn giáo Chính phủ căn cứ vào đâu để ra lệnh cấm này. Họ không nói rõ lý do và cái công văn đó thì chắc bây giờ không ai biết được ngoài lãnh đạo Cục Xuất bản."

Cũng theo Tiến sĩ Diện, dù sách bị cấm nhưng bản lậu đã tràn ngập trên thị trường, "thì lại không thấy ý kiến gì của Cục Xuất bản hay của Ban Tôn giáo Chính phủ".

Ông Diện cũng nêu ý kiến về việc các sách của các vị sư vừa qua dính nhiều tai tiếng như Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ được phát hành cả chục năm qua thì hai cơ quan nói trên không hề tuýt còi.

"Đó là sự bất cập, vô lối trong quản lý biên soạn, xuất bản và in ấn sách của Việt Nam," ông nói.

Theo Tiến sĩ Diện, ở Việt Nam "lâu nay tồn tại một không khí bí mật, thậm thụt, tùy tiện trong công tác xuất bản".

"Nhiều khi chỉ vì lệnh miệng, tức là chỉ một cú điện thoại, hoặc một tin nhắn, là một cuốn sách có thể không được in ấn, phát hành, hoặc bị đình bản, hoặc thu hồi, mà không có văn bản chính thức nào."

Quay trở lại sự việc cuốn Hương bay ngược gió bị cấm xuất bản, Tiến sĩ Diện nhận định có rất nhiều tổn thất.

"Thiệt hại lớn nhất là danh tiếng của Ban Tôn giáo Chính phủ, của Cục Xuất bản và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam."

"Tiếp theo là việc chặn đứt, ngăn chặn sự lan tỏa những điều tốt đẹp về đạo đức và tôn giáo tới hàng trăm ngàn người."

"Cuối cùng là tổn hại về tinh thần và kinh tế với những người chủ trương biên soạn, in ấn cuốn sách."

Tiến sĩ Diện nói rằng ông không biết, và không muốn đoán lý do vì sao Ban Tôn giáo Chính phủ cấm cuốn sách này. Nhưng ông nhấn mạnh rằng con đường tu của sư Thích Minh Tụê - dù một số người coi là khác biệt - cần được tôn trọng.

Ông Hoàng Nhơn nói với BBC rằng đã có một số người ngỏ ý muốn xuất bản cuốn sách ở một số nước khác, sang một số ngôn ngữ khác.

"Nếu họ quan tâm thì tôi sẽ để lại bản quyền cho họ," ông Nhơn cho hay.

Theo tìm hiểu của BBC, cuốn Hương bay ngược gió bị cấm ở Việt Nam nhưng đã được quảng cáo bán ở Úc với giá 29 đô la.

Một số vụ cấm xuất bản sách ở Việt Nam

Sách bị cấm xuất bản, phát hành, tái bản, hay bị thu hồi vì bị đánh giá là "có vấn đề" không phải là hiếm ở Việt Nam.

Năm 2019, một cuộc trấn áp đã được thực hiện với Nhà xuất bản Tự Do - một tổ chức phi lợi nhuận với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Sách của nhà xuất bản bị thu hồi và một số người tham gia vào nhà xuất bản này đã bị bắt giữ.

Cuốn Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ do nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay về học giả Trương Vĩnh Ký, đã bị thu hồi vào năm 2017.

Cuốn này vốn được Cục Xuất bản cấp giấy phép với đầy đủ các thủ tục giấy tờ và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định, tức được phép lưu hành.

Sách của các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, bộ sách Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức - người hiện đang bị tạm giam để điều tra với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ, Một cơn gió bụi của học giả Trần Trọng Kim, Chuyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn... cũng bị cấm hoặc bị thu hồi sau khi xuất bản.

Sư Minh Tuệ trên đất Thái Lan: 'Đủ duyên thì đi, con không sợ chết'

Trên đất Thái Lan, nhà sư Thích Minh Tuệ đã có những chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về hành trình tu tập, giải thích các chi tiết và vấn đề đang gây tranh luận.

Buổi sáng, chúng tôi xuất phát từ thủ phủ Ubon Ratchathani của tỉnh cùng tên tại vùng đông bắc Thái Lan, đi về hướng đông theo đường 217.

Đó là ngày 3/1/2025 và mục đích chuyến đi của chúng tôi là gặp đoàn bộ hành của nhà sư Thích Minh Tuệ. Từ Lào, ông cùng đoàn đã băng qua cửa khẩu Vang Tao để tiến vào đất Thái Lan vào đúng ngày cuối cùng của năm 2024.

Người đàn ông nhỏ nhắn, không giữ bất kỳ một vị trí quyền lực nào, không có tài sản nào đáng giá, trong khoảng gần một năm qua đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ của hàng triệu người Việt Nam. Cũng chính con người này, chỉ bằng lối tu tập dung dị của mình, đã khiến các hội đoàn phật giáo của nhà nước bao phen rung chấn. Hệ thống chính trị cũng vào cuộc.

Giờ đây, sau những ngày tu tập với nhiều trắc trở ở Việt Nam, ông đang trên đường bộ hành tới nơi đạo Phật phát khởi: Ấn Độ.

Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng tôi gặp đoàn của sư Minh Tuệ đi bộ trên quốc lộ 217. Lúc này trời đã nắng nóng nhưng đoàn đi bộ rất nhanh. Những bước chân trần thoăn thoắt trên mặt đường nhựa đang được nung lên dưới ánh mặt trời chói chang.

Chúng tôi dễ dàng nhận ra ông Đoàn Văn Báu luôn đi bên cạnh nhà sư Minh Tuệ. Ông Báu, một cựu sĩ quan an ninh, từng được báo chí trong nước giới thiệu là chuyên gia tâm lý tội phạm. Trong chuyến đi này, ông Báu luôn giới thiệu mình là người cùng đi theo đoàn do ngưỡng mộ sư Thích Minh Tuệ, nhưng đã có nhiều tranh cãi liên quan tới vai trò của ông. Trên mạng xã hội, có nhiều cáo buộc rằng ông là người của nhà nước được lực lượng an ninh cài vào để kiểm soát các hoạt động của chuyến đi bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

 Chụp lại hình ảnh, Đoàn bộ hành đi theo sư Minh Tuệ trên đất Thái Lan

'Hãy hỏi anh Báu'

Chúng tôi đi theo đoàn, tây tiến dọc theo quốc lộ 217. Lúc bấy giờ đoàn đang ở trên địa phận huyện Phibun Mangsahan của tỉnh Ubon Ratchathani. Đây là tỉnh nằm xa nhất về phía đông của Thái Lan, giáp với tỉnh Champasak và Salavan của Lào. Thủ phủ của tỉnh là thành phố cùng tên Ubon Ratchathani, mang nghĩa 'thành phố hoa sen của hoàng gia'. Thành phố nằm bên bờ sông Mun, một phụ lưu của sông Mekong.

Dọc đường, thỉnh thoảng chúng tôi gặp một vài người tới đảnh lễ sư Minh Tuệ, chủ yếu là người Thái gốc Việt hoặc người Lào gốc Việt.

Anh Bounmee, tên Việt là Hiếu, là người gốc Sài Gòn đã sống ở Lào được hơn 20 năm. Xuất phát vào sáng sớm từ thủ đô Viêng Chăn của Lào, anh đã chạy xe xuống Ubon Ratchathani để đảnh lễ sư Minh Tuệ vì "ngưỡng mộ cách tu của thầy".

"Cách tu của thầy thể hiện đúng con người có Phật pháp, phù hợp với văn hóa của Lào và Thái Lan. Mình theo Phật giáo tiểu thừa, mình ngưỡng mộ điều đó và luôn ủng hộ cách tu chân chính của thầy," anh Bounmee nói với BBC News Tiếng Việt.

Bà Phan Thị Mùi, cũng là một Phật tử gốc Việt tại Lào, chia sẻ: "Giống như bao Phật tử khác, tôi thấy ngưỡng mộ cách tu tập của thầy. Tôi không rõ mình tới có làm phiền thầy hay ảnh hưởng tới sự tu tập của thầy hay không, nhưng được đi thế này, được đảnh lễ với thầy thì thấy vui lắm, thấy lòng nhẹ nhõm."

Dọc hành trình, chúng tôi cũng có dịp nói chuyện với ông Therawat, người mà trong một video trước đây ông Đoàn Văn Báu từng nói là "được Hoàng gia cử đến".

Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi bằng tiếng Việt, ông Therawat nói ông chỉ là tình nguyện viên đi cùng sư Minh Tuệ và nếu chúng tôi muốn quay phim, chụp hình hay phỏng vấn gì thì "hãy hỏi anh Báu". Khi chúng tôi hỏi lại về việc liệu ông có phải cảnh sát Thái Lan hay không, ông không xác nhận đúng hay sai, nêu lý do rằng nội dung ông nói có thể bị truyền thông bóp méo. Ngày hôm sau thì ông lại nói với chúng tôi rằng ông đi theo đoàn chỉ với tư cách cá nhân, không đại diện cho bất kỳ cơ quan nào.

Chúng tôi cũng thấy có một chiếc xe hơi màu trắng đi theo sau đoàn, trên xe có 4 người. Khi chúng tôi hỏi liệu họ có phải cảnh sát hay không, họ nói không. "Vậy xin hỏi các anh có phải tình nguyện viên không?" chúng tôi hỏi. Những người này nói phải, sau đó có một người nói "gần như vậy", rồi một người nói tiếp: "Có gì thì hỏi anh Báu". Họ không tiết lộ thêm thông tin, chỉ nói rằng họ ở đây chủ yếu để đảm bảo an toàn giao thông.

Ông Therawat cũng giới thiệu chúng tôi với ông Lê Khả Giáp, một người từng bộ hành qua nhiều nước và khá nổi tiếng trên mạng xã hội.

Theo lời ông Therawat và ông Giáp, nếu chúng tôi muốn phỏng vấn thì phải "xin phép" ông Báu. Khi hỏi ông Báu có phải trưởng đoàn không, cả hai người đều không xác nhận, nhưng nói rằng anh Báu chịu trách nhiệm cho việc đó.

Khi ông Báu xuất hiện, một người tự xưng tên Hùng đã kéo ông Therawat đi, để chúng tôi nói chuyện trực tiếp với ông Báu. Về sau, khi chúng tôi nói chuyện với người đàn ông tên Hùng này, ông đã nói rằng mình chỉ đi theo hỗ trợ ông Báu.

Chụp lại hình ảnh, Ông Đoàn Văn Báu (áo đen) đi bên cạnh sư Minh Tuệ

Điều kiện của ông Đoàn Văn Báu

Chúng tôi tới gặp đoàn của sư Minh Tuệ với mục đích công khai và rõ ràng: đó là phỏng vấn, quan sát, quay phim, chụp hình cho mục đích báo chí. Chúng tôi luôn nói điều đó với những người được phỏng vấn, để họ biết rõ rằng câu trả lời và hình ảnh của họ có thể sẽ xuất hiện ở đâu. Chúng tôi không đến đây với một camera giấu kín.

Trước khi đến, chúng tôi được biết có một nhóm phóng viên từ đài RFA của Mỹ đã tiếp cận đoàn. Tuy nhiên, theo lời của nhóm này thì ông Đoàn Văn Báu đã không cho họ thực hiện cuộc phỏng vấn đối với sư Minh Tuệ.

Chúng tôi cũng muốn xác định tính chất của đoàn bộ hành, rằng đây là một đoàn do nhà nước Việt Nam tổ chức và ông Báu là trưởng đoàn, hay là một đoàn tu tập không có tính chất nhà nước. Bởi vì, nếu là một đoàn tu tập thông thường và ông Báu không được sư Minh Tuệ ủy nhiệm làm đại diện, thì chính nhà sư mới là người quyết định có trả lời phỏng vấn hay không. Ông Báu không có "quyền tài phán" đối với quyết định của người khác, một khi đây đã là lãnh thổ Thái Lan.

Khi trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Văn Báu nói rằng chúng tôi có thể phỏng vấn sư Minh Tuệ với điều kiện: ông Báu sẽ quay phim khi chúng tôi thực hiện phỏng vấn và chúng tôi không được hỏi về chính trị.

Ông Báu nói ông muốn quay phim lại cuộc phỏng vấn để phòng khả năng chúng tôi xuyên tạc nội dung, điều mà, với nguyên tắc báo chí chặt chẽ, chúng tôi không bao giờ làm.

Điều thứ nhất (quay phim) thì không vấn đề gì, chúng tôi chỉ lưu ý rằng ông Báu được quay nhưng không được đăng. Chúng tôi đưa ra yêu cầu này trên cơ sở đây là nội dung báo chí do BBC thực hiện, do đó bản quyền thuộc về BBC.

Với điều thứ hai – không phỏng vấn về chính trị, chúng tôi nói với ông Báu rằng chúng tôi sẽ hỏi những câu hỏi đúng với chức năng, nhiệm vụ và quyền của nhà báo mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Tất nhiên là nhà sư Minh Tuệ có quyền trả lời hoặc không trả lời.

Đáp lại, ông Đoàn Văn Báu nói rằng chính trị là chủ đề không nên hỏi tới. Theo ông, nhiều người đã xuyên tạc rằng chính quyền Việt Nam không cho sư Minh Tuệ bộ hành dù sư đã đi bộ khất thực vài năm. Ông Báu cũng nói rằng chúng tôi có 15 phút để phỏng vấn vào lúc đoàn nghỉ trưa, bao gồm cả khâu chuẩn bị thiết bị. Về phía mình, chúng tôi vẫn bảo lưu lập trường, rằng sư Minh Tuệ sẽ quyết định trả lời nội dung nào và trong bao lâu. Quyền đặt ra câu hỏi nào vẫn thuộc chúng tôi, những người đến đây với tư cách công khai là tác nghiệp báo chí.

Về sau, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn sư Minh Tuệ và hỏi ông về vai trò của ông Báu. Theo nhà sư thì ông Báu có vai trò giúp đỡ đoàn trong khâu giấy tờ thị thực và một số vấn đề khác. Còn chuyện phỏng vấn thì nhà sư Minh Tuệ nói rằng phóng viên có thể phỏng vấn bao lâu tùy thích, "cả ngày cũng được".

Về phần ông Báu, vào hôm sau (ngày 4/1), khi trả lời phỏng vấn BBC, ông đã nói rằng mình là "trưởng đoàn", và rằng ông đã xin phép chính quyền, công an tại Việt Nam trước khi thực hiện chuyến đi. Ông cũng nói mình đã nghỉ công tác trong lực lượng công an từ năm 2023.

Cuộc trò chuyện dưới tán rừng

Trái với không khí mang tính chất kiểm soát mà chúng tôi cảm nhận ở bên ngoài khi trao đổi với ông Báu, một khi đã gặp sư Thích Minh Tuệ, mọi việc liền trở nên nhẹ nhàng và cởi mở, như chính ấn tượng sẵn có của chúng tôi về nhà sư qua các video về ông trên mạng.

Nhà sư nói chuyện thoải mái, giải thích những lý do đằng sau các quyết định của ông, chia sẻ những điều mà trước nay còn nhiều tranh luận nơi công chúng do không có đủ thông tin.

"Đi bộ ở Lào và Thái Lan thì nói chung là đều mệt mỏi như ở Việt Nam, chân đều bị đau rát. Nhưng ở bên Lào và Thái Lan thì mình đi bộ thoải mái được, mọi người không đi theo mình nhiều. Còn ngày xưa ở Việt Nam thì đi bộ cũng giống như thế này, nhưng sau đó mọi người đi theo đông rồi lại khó khăn. Khó khăn là chỗ đông người thôi," nhà sư chia sẻ.

Sư Minh Tuệ cũng nói rằng việc ông quyết định lên đường tới Ấn Độ đều là do duyên.

"Tất cả đều do duyên. Đủ duyên thì mình đi, chưa đủ duyên thì mình chưa đi. Giờ thấy cũng đủ duyên rồi. Tất cả đều do nhân duyên, chứ chết rồi thì không đi được. Giờ vẫn còn sống tốt đẹp thì nên đi Ấn Độ. Với lại ở Việt Nam mình cũng học rồi, giờ đi ra nước ngoài, ra thế giới thì mình học được nhiều cái hơn. Đi nhiều mới học được nhiều, mới mở mang được. Chứ ở nhà trong lũy tre làng thì không thoát ra được."

Ông nói rằng nhân duyên thì cũng giống như lúa, "đến lúc chín thì gặt thôi".

Trên đường bộ hành đến Ấn Độ, dự kiến đoàn sẽ đi qua Myanmar, nơi đang có chiến tranh. "Con tới đó nếu mà họ cho nhập cảnh thì con đi hết. Con không lo, nhưng nếu họ không cho nhập cảnh thì dùng phương án khác. Kể cả có chiến tranh hay không chiến tranh thì cho nhập cảnh là con vào. Con không sợ chết. Con vẫn mong cho mọi người hạnh phúc, nhưng mà khi đến đó thì những người như anh Báu chẳng hạn nếu sợ chết thì về, còn mình con đi thôi," sư Minh Tuệ nói.

Nhà sư cũng chia sẻ rằng khi đến đất Phật, ông sẽ tiếp tục tu học, có thể sẽ đến vùng Himalaya để tu. Còn khả năng trở lại Việt Nam thì, theo lời ông, "Quay về Việt Nam nói chung cũng tốt đẹp. Nhưng mà phải hữu duyên."

Trở lại vấn đề tu tập khi đang còn ở Việt Nam, sư Thích Minh Tuệ đã xác nhận rằng lúc ông đột ngột dừng bộ hành tại Huế vào đầu tháng 6/2024 là do "an ninh đem đi". Ông còn nói rằng một lá đơn đề nghị không phát tán hình ảnh của ông trên mạng mà báo chí công bố trước đây là do ông viết, nhưng "có người nhờ".

Nhà sư cũng khẳng định ông Đoàn Văn Báu có vai trò giúp đỡ thủ tục, giấy tờ để đi qua các nước. Tuy nhiên, tất cả đều là tự nguyện và không có sự bó buộc nào. Nếu ông Báu không đi theo nữa cũng không sao.

Trong suốt cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông Đoàn Văn Báu luôn có mặt và lặng lẽ quay phim lại toàn bộ. Ông không nói gì trong suốt thời gian đó.

Chụp lại hình ảnh, Sư Minh Tuệ tại tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan

Anh Đoàn Văn Báu ra TỐI HẬU THƯ cho người bí ẩn theo đoàn mấy ngày nay

09-01: Sư Minh Tuệ & "Quản Giáo" Đoàn Văn Báu ."Trận Pháp" Bao Vây "Tự Do Thông Tin Của Chính Quyền

Thursday, January 9, 2025

BBC 'TRƯỞNG ĐOÀN' ĐOÀN VĂN BÁU

Nhiều nghi vấn được đặt ra xoay quanh thân phận của ông Đoàn Văn Báu và lý do vì sao ông đi cùng đoàn với sư Minh Tuệ.
Theo lời ông Báu, ông là trưởng đoàn – chức vụ mà "thứ nhất là do sự ủy quyền của sư Minh Tuệ và thứ hai là các cơ quan chức năng cũng đã có biên bản, ghi nhận bằng văn bản đề cử làm trưởng đoàn" (ông Báu nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 4/1).
Tới ngày 5/1, trong một cuộc phỏng vấn khác với ông Báu, BBC đã đề nghị ông Báu cho xem văn bản nói trên.
Ông đã trả lời như sau: "Tôi không cần phải cho xem qua văn bản đó bởi vì các cơ quan chức năng sẽ giữ văn bản đó.
“Có phóng sự, truyền hình và có cả biên bản ghi nhận lại những sự việc mà ông Thích Minh Tuệ hay còn gọi là ông Lê Anh Tú đã đồng ý cho tôi làm trưởng đoàn và các cơ quan chức năng cử đi."
Theo lời ông Báu, "cơ quan chức năng" ở đây là Công an tỉnh Gia Lai.
Ông cho biết thêm rằng đoàn không cần giữ liên lạc thường xuyên với Công an tỉnh Gia Lai để thông báo về hành trình.
Ông cũng tuyên bố rằng trên cương vị trưởng đoàn, ông sẽ chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề có liên quan, gồm phát ngôn, pháp lý và an toàn của đoàn.
Về phần sư Minh Tuệ, ông từng nói với BBC rằng ông Báu "cũng [chỉ là một người] trong đoàn này thôi chứ anh [Báu] chả có quyền hạn gì to".
BBC Tiếng Việt

Tháo gỡ vòng kim cô kiểm soát tôn giáo trong hành trình của sư Minh Tuệ

Ngày xưa Trần Huyền Trang bị 81 kiếp nạn, ngày nay sư Minh Tuệ chỉ bị một kiếp nạn từ một nguồn duy nhất nhưng kiếp nạn này kéo dài mãi đến khi sư đắc đạo. Ngày xưa, Quan Thế Âm Bồ Tát gắn kim cô giúp Đường Tăng khống chế Tôn Ngộ Không. Ngày nay, thế lực bí ẩn nào đó đã cài đặt Đoàn Văn Báu để quản chế sư Minh Tuệ. Thế lực đen ấy muốn bóp chết tự do tôn giáo, che mờ ánh sáng Phật pháp, kích động và đánh lừa người dân vào những lầm mê.

Tin đoàn bộ hành sư Minh Tuệ đến Thái Lan làm nhiều người bừng lên hy vọng. Các YouTuber trong đó có cả những người từng giao duyên và quay clip Sư Minh Tuệ trước khi nổi tiếng như Nhân Gà Vlog, Tuấn Container, đã chực chờ ở cửa khẩu Thái Lan hy vọng tiếp tục quay hình ảnh hành trình và câu chuyện phẩm hạnh, pháp hành cao quý của Sư. Phía gia đình Sư Minh Tuệ cũng gửi ba người gồm cả hộ pháp và YouTuber sang Thái tham gia đoàn. Quá chán ngán hình ảnh do Báu độc quyền chỉ có cái lưng, những bước chân vô hồn của các sư, công chúng mong sẽ được xem, nghe hình ảnh, câu chuyện cận cảnh của các sư.

IMG_4656.MOV.00_00_07_21.Still002.jpg
Sư Thích Minh Tuệ (giữa) và ông Đoàn Văn Báu (phải phía sau) khi vào Thái Lan hôm 31/12/2024. RFA

Khống chế thành viên, độc quyền truyền thông

Nhưng tất cả đều thất vọng. Đoàn Văn Báu vẫn lấy cớ phải theo danh sách đã đăng ký, đóng cứng con số thành viên 10 người, không cho bất cứ ai tham gia đoàn bộ hành. YouTuber Nhân Gà và Tuấn Container chỉ được đảnh lễ Sư trong thoáng chốc và ngậm ngùi rời Thái Lan, Thái Tâm đụng độ nảy lửa với Báu và hậm hực quay xe trong tâm thế kẻ bại trận.

Một số YouTuber kiên trì bám lại phải tác nghiệp từ xa hàng trăm mét, đứng bên đường quay hình đoàn bộ hành. Mỗi ngày vài ba lần hét lên tuyệt vọng ba từ “Con chào thầy!” chứng minh sự hiện diện của mình mỗi lần sư đi ngang qua. Tất cả các YouTuber đều cam phận xào đi nấu lại những khuôn hình, nguồn tin về đoàn bộ hành, về sư Minh Tuệ do Báu độc quyền phát hành. Hình ảnh Báu ngất ngưởng chiếm hết các kênh truyền thông với bao lời nịnh nọt như một người hùng.

Báu tự giới thiệu là “trưởng đoàn được nhà nước phân công”, mặc nhiên làm người phát ngôn cho sư Minh Tuệ. Công chúng không được nghe lời Sư nói, chỉ biết ý kiến Sư Minh Tuệ qua cái miệng truyền đạt của Báu. Nhiều người mù quáng tung hô khen ngợi Báu ngay cả những việc làm trái với ý nguyện của Sư Minh Tuệ và trái với giáo pháp. Ở Thái Lan, sư Minh Tuệ đã cho phép sư Minh Khổ tham gia đoàn nhưng đi mới được một ngày Báu đã tự ý ép buộc Minh Khổ rời đoàn quay về Việt Nam với những lời kết tội nặng nề phạm giới, không đủ hạnh. Báu cũng trích dẫn ý kiến sư Minh Tuệ cho rằng sư Minh Khổ “thiếu kham nhẫn”.

Tùy ý giết tha như cai ngục với tù nhân

Tuy đoàn bộ hành chưa chính thức là Tăng đoàn nhưng với thành phần chủ yếu là các nhà sư cùng bộ hành theo mục đích tâm linh, tuân theo hạnh đầu đà, thì mọi sinh hoạt, ứng xử phải theo giáo luật từ bi đối với Tăng đoàn. Theo Luật Tạng (Vinaya Pitaka), việc kết luận một tu sĩ phạm giới phải do Tăng đoàn (Sangha) là thẩm quyền cao nhất, thông qua các cuộc họp chính thức (Yết ma).

Một cá nhân, dù là cư sĩ hay xuất gia, không có quyền kết luận một nhà sư phạm giới. Huống hồ chi Báu là người ngoại đạo. Việc tố cáo và kết tội phải tuân theo quy trình được quy định trong Luật tạng. Phải có hành vi cụ thể vi phạm một điều trong giới luật. Phải có chứng cứ rõ ràng chứng minh hành vi vi phạm. Việc xét xử và kết luận phạm giới phải tuân theo quy trình, cuộc họp Tăng đoàn, thẩm vấn các bên liên quan, và biểu quyết của Tăng đoàn. Người bị xem xét phạm giới được dự họp và trình bày tự bảo vệ mình.

Việc sư Minh Khổ không có tên trong danh sách (nếu danh sách này có thật) là việc thế tục. Muốn đưa sư Minh Khổ ra khỏi đoàn bộ phải do sư Minh Tuệ và cả đoàn quyết định theo các thủ tục nhất định. Người ngoại đạo cần tôn trọng các quy tắc và truyền thống và đạo pháp. Ở đây, những yếu kém, phạm giới hay phạm hạnh đầu đà của sư Minh Khổ không ai có chứng cứ nào, tất cả đều do lời truyền miệng từ cáo buộc của Báu. Hơn thế nữa, Báu còn kêu gọi cộng đồng mạng ai biết được sai phạm của sư Minh Khổ thì thông tin cho Báu giống như cán bộ đội cải cách ruộng đất phát động quần chúng đấu tố địa chủ ác ôn. (1) Cách làm của Báu giống công an trừng trị tù nhân hơn là hộ pháp ứng xử với nhà sư.

--------------------------------

Cảnh sát Thái Lan: “Không có giao thiệp nào với phía Việt Nam” trong chuyến bộ hành của sư Thích Minh Tuệ

Đằng sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ

Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành đã đến Thái Lan

Đằng sau chuyện “hộ pháp” cho sư Minh Tuệ

--------------------------------

Nhưng công chúng ít người thấy điều đó và vẫn tung hê Báu như thần như thánh. YouTuber Tuấn Container tình cờ gặp và quay clip sư Minh Khổ ở Pakse trên đất Lào. Nội dung clip thể hiện Sư Minh Khổ kể việc Báu dùng tình nguyện viên Lào đưa sư đến cửa khẩu Thái Lan. Người  này lấy passport (hộ chiếu) của sư đưa cho nhân viên và nhân viên Thái Lan đưa sư sang cửa khẩu Lào. Sư Minh Khổ quyết quay lại Thái Lan đi theo đoàn dù đi sau một vài km và sẵn sàng xả bỏ nhục thân. Tuấn và mấy người dân Lào khuyên sư quay lại Việt Nam nhưng sư vẫn quyết tâm. Quyền lực và ảnh hưởng truyền thông của Báu mạnh đến mức sau khi đăng clip. Chỉ bao nhiều đó, Tuấn bị dư luận tấn công và phải đăng một clip khác để trần tình. (2)

Sau đêm bị đàn áp oan nghiệt 3-6-2024, dù bị quản chế tại địa phương, dù bị truy đuổi, chặn bắt trên khắp nẻo đường, nhiều vị sư vẫn kiên trì giữ giới, hạnh đầu đà tiếp tục bộ hành hướng về sư Minh Tuệ. Hơn 6 tháng thử thách, bị trấn áp, đầy đuổi, áp giải, quản chế, tịch thu y áo,… các vị sư vẫn giữ được Phật nguyện, đã vượt qua chướng ngại, đã có bước tiến lớn trên đường tu tập. Các vị sư này hẳn đã xứng đáng, đủ bản lĩnh tham gia đoàn.

Xuyên suốt từ trước đến nay, sư Minh Tuệ luôn khẳng định sư phát nguyện bộ hành, không mời ai đi theo nhưng cũng không cấm ai, mọi chuyện tùy duyên miễn sao tốt đẹp. Thế nhưng, qua đến Thái Lan, Báu đã phát một clip độc thoại đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn “các sư nhỏ” theo Báu nói “tôi đã bàn với thầy Minh Tuệ”. Những tiêu chuẩn Báu đưa ra là: phải giữ giới, phải tinh tấn, phải đủ quyết tâm, phải có sức đi bộ hành bằng chân trần, không đi dép. Báo công bố đã chọn được chín người sẽ bổ sung làm thủ tục. Đặc biệt, ông còn kêu gọi công chúng bình chọn và giới thiệu thêm. (3) Những vị sư được  Báu nêu tên vô cùng hoan hỉ. Sư Minh Dược trân trọng đảnh lễ từ giã cha mẹ. Công chúng được mời tham gia bình chọn sư như chấm thi hoa hậu cũng nức lòng tham gia bàn tán.

Tuy nhiên, trong bối cảnh những nhà sư đang bị nhà nước quản chế nghiêm nhặt, thông tin bị bưng bít, hiểu biết Phật pháp của công chúng bị hạn chế, ngay cả ông Báu cũng nhầm lẫn giữa Giới và Hạnh, việc cộng đồng bình chọn sư nghe có gì đó sai sai. Việc bình chọn có thể tạo ra hiệu ứng đám đông, dẫn đến những quyết định cảm tính và thiếu căn cứ. Việc hai vị sư Tâm Dũng, Như Ngộ vốn được công chúng mến mộ qua phong thái từ bi khiêm ái và thái độ bi trí bị ông Báu gác lại do có tin tố cáo “phạm giới” khi đi hành hương đã xuất gia ở một chùa Ấn Độ là dẫn chứng điển hình. Sư Minh Đạo lấy giáo luật thực tế Việt Nam cho là hai sư đã sai. Sư Ông Hiếu Hiền từ Ấn Độ cho rằng xuất gia thọ giới để chính thức tu học là chuyện bình thường. Nhiều người khuyên hai sư kiên nhẫn chờ. Hai sư muốn chứng minh trong sạch đã phát tâm xả bỏ giấy tờ và nghi thức xuất gia … (4)

Báu là công cụ kiểm soát tôn giáo!

YouTuber Thành ở Gia Lai đăng clip cho biết được Báu giao tổ chức xe đưa các sư ra cửa khẩu Bờ Y làm thủ tục. Nhiều cuộc chia tay hoan hỉ, đẫm nước mắt, ngậm ngùi, đã diễn ra. Thế nhưng, cuối cùng con số chín “sư nhỏ” được bổ sung chỉ là cái bánh vẽ. Ngày 2-1, Báu công bố chốt lại chỉ bổ sung ba sư mà không công bố lý do. Báu cũng tóm tắt triết lý vụn vặt tính thiên mệnh hay duyên nghiệp của con số 10 thành viên mà Báu đã chốt hạ trước đó. (5)

Trong số sáu sư bị rớt lại có sư Minh Dược, người đã long trọng đảnh lễ cha mẹ. Theo clip của Nguyễn Thị GL thông tin, công an cửa khẩu giải thích công an địa phương nơi cư trú có công văn đề nghị không cho sư Minh Dược xuất cảnh. Ngày 3-1, sư Minh Dược đã đến công an xã nơi cư trú thì được trả lời là địa phương không biết gì về việc này. (6)

Sự kiện chênh lệch chín thành ba này là minh chứng cho thấy, Thượng Tá Công An Đoàn Văn Báu đầy quyền lực nhưng chưa phải là người quyết định cuối cùng trong việc áp giải sư Minh Tuệ. Đoàn Văn Báu không phải là tình nguyện viên, là thiên thần, hộ pháp cho sư Minh Tuệ mà đang thực hiện nhiệm vụ của ai đó phân công.

Báu không phải thích du hành như Lê Khả Giáp. Báu không sùng đạo. Facebook của Báu chuyên quảng cáo bán xe. Trước ngày sư Minh Tuệ công bố thông tin cần người hỗ trợ pháp lý, thủ tục đi bộ hành, Báu không có thông tin, không biểu thị nào thể hiện sự quan tâm đến sư. Vậy động cơ nào Báu tình nguyện tham gia hành trình gian khổ?

Trong một clip trần tình, Báu tự khai đã xin ngừng sinh hoạt Đảng một năm, dừng công việc kinh doanh để tham gia bộ hành. Theo điều lệ Đảng, ngưng sinh hoạt Đảng ba tháng sẽ bị khai trừ. Sư Minh Tuệ và tăng đoàn bị bắt, bị phán tán, quản thúc tại gia. Báo Nhà nước bị cấm đăng tin bài, sách viết về sư Minh Tuệ bị cấm xuất bản. Giáo Hội Nhà nước không công nhận Minh Tuệ là tu sĩ. Ban Tôn Giáo chỉ đạo các địa phương phải tuyên truyền cho dân chúng hiểu. Chi bộ nào dám cho phép đảng viên Báu ngừng sinh hoạt một năm để làm tình nguyện viên hộ vệ cho sư Minh Tuệ đi ra nước ngoài?

Sư Minh Tuệ bài học từ bi, bài học tự do tôn giáo!

Hành trình bộ hành của sư Minh Tuệ đã vượt ra ngoài khuôn khổ một chuyến đi tâm linh, trở thành một biểu tượng cho quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, sự can thiệp từ Đoàn Văn Báu và các thế lực đứng sau cho thấy có nguy cơ thao túng và kiểm soát tôn giáo tại Việt Nam. Các cơ quan truyền thông cần làm rõ danh sách “10 người được phép tham gia đoàn bộ hành” và các thủ tục pháp lý liên quan. Vạch rõ những thủ đoạn dối trá của Đoàn Văn Báu.

Cần yêu cầu quyền tiếp cận trực tiếp với sư Minh Tuệ để đảm bảo rằng thông điệp giáo pháp được truyền tải chính xác và trung thực.

Công chúng cần tỉnh táo và phân tích kỹ lưỡng thông tin. Cảnh giác trước các chiều trò mị dận, lợi dụng hiệu ứng đám đông và không dễ dải chấp nhận việc nhà nước gò ép, tước đạt quyền tự do tính ngưỡng như việc bình thường.

Các Phật tử cần đoàn kết và lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đảm bảo rằng hành trình bộ hành mang ý nghĩa tích cực, đúng với tinh thần Phật giáo.

Hành trình bộ hành không chỉ là câu chuyện của riêng sư Minh Tuệ mà còn là một bài học lớn về tự do, sự thật và lòng từ bi trong thế giới đầy biến động này.

_______________

*Tham Khảo 

1-https://www.youtube.com/watch?v=gOtQnHEaU8E

2-https://www.youtube.com/watch?v=yaHcjLU0gTY&t=144s

3-https://www.youtube.com/shorts/7EyB2RKek00

4-https://www.youtube.com/watch?v=6ZN9A5gxlhc&t=102s

5-https://www.youtube.com/shorts/dV3QZNqWgu4

6-https://www.youtube.com/watch?v=k_RUgtiUNcA

* Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA. 

BBC Phỏng vấn sư Minh Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'

Sư Minh Tuệ nghỉ trưa vào ngày 4/1 trên một khu nhà cạnh đường 217 tại tỉnh Ubon Ratchathani

Chụp lại hình ảnh,Sư Minh Tuệ nghỉ trưa vào ngày 4/1 trong một khu vườn cạnh đường 217 tại tỉnh Ubon Ratchathani

Hành trình đi bộ khất thực của nhà sư Thích Minh Tuệ hướng tới đất Phật Ấn Độ đang thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng. BBC News Tiếng Việt đã có dịp hỏi chuyện nhà sư khi đoàn đi qua vùng đông bắc Thái Lan.

Cuộc trò chuyện giữa nhà sư Thích Minh Tuệ và chúng tôi diễn ra trong một khu vườn bên đường 217 tại tỉnh Ubon Ratchathani, khi ông dừng chân nghỉ trưa.

Trong cuộc phỏng vấn, sư Minh Tuệ chia sẻ quan niệm của ông về tu tập, cũng như cảm xúc, trải nghiệm mà ông có sau thời gian nhiều năm bộ hành.

BBC: Thưa nhà sư Minh Tuệ, xin hỏi việc đi bộ ở Lào và Thái Lan thì giống và khác như thế nào so với ở Việt Nam?

Sư Minh Tuệ: Khí hậu ở Lào và Thái Lan có khác ở bên Việt Nam. Khí hậu thì khá là lạnh. Nói chung là đường sá, rừng các thứ có nhiều điểm khác. Con người, phong tục tập quán cũng có khác.

Một điểm khác nữa là khi đi ở bên Lào và Thái Lan thì ít Phật tử đi theo hơn so với hồi ở Việt Nam.

Ở Việt Nam thì thời gian như ở Quảng Trị, Huế thì đông hơn, gây [cản trở] giao thông. Còn bên này [Lào và Thái Lan] thì đi không gây [cản trở] giao thông, mọi chuyện đều tốt đẹp, ổn định.

Còn chuyện đi lại, đường sá khó khăn, sự mệt nhọc thì cũng giống nhau cả thôi. Nơi nào cũng đòi hỏi sự kiên trì cả.

Chuyện ăn uống cũng đều giống nhau cả. Có lúc đờ [người] đi [vì đói] cũng phải giữ giới. Ăn ngày một bữa. Đi bên trái hoặc bên phải trên đường nhựa thì cũng đều như nhau cả.

Sư Minh Tuệ đi bộ hành ở Việt Nam, ảnh chụp vào tháng 5/2024

Nguồn hình ảnh,Nguyễn Tiến

Chụp lại hình ảnh,Sư Minh Tuệ bộ hành ở Việt Nam, ảnh chụp vào tháng 5/2024

BBC: Trên con đường ngoài kia có rất nhiều xe lớn chạy, khi đi như vậy thì sư có cảm thấy lo lắng về vấn đề an toàn giao thông không?

Sư Minh Tuệ: Không, mình cứ đi bên đường theo quy định.

Giờ việc sống chết của mình lo đâu cho hết. Chết thì thôi chứ. Giờ phương tiện giao thông [họ đi], mình bộ hành bên đường đúng thì mình cứ đi.

Họ chạy [xe] thì [nếu] mình cảm giác sợ thì mình không đi nữa, đi về.

BBC: Xin hỏi nhà sư là việc đi bộ một mình và đi bộ cùng nhiều nhà sư khác có sự khác nhau như thế nào?

Sư Minh Tuệ: Vâng, cũng có sự khác nhau.

Chẳng hạn như đi một mình thì nó thoải mái hơn, được tự do hơn. Còn đi với mọi người thì nói chung là nhiều thứ phải thay đổi, như tìm chỗ nghỉ cũng phải tìm chỗ rộng hơn.

Khi đi một mình thì rúc vào đâu cũng được, mình đi tự do. Còn giờ đi ở đây có người giúp đỡ, thông báo trước.

Chẳng hạn như ở đây có anh Báu, anh Giáp, bữa nay thì có anh Sơn nữa. [Các] anh giúp đỡ thông báo chỗ nghỉ, thông báo chính quyền, báo trước cho mình tới điểm này, điểm kia. Như thế thì con thấy nó cũng tốt đẹp, hạnh phúc.

Đi một mình hay nhiều người quan trọng là ở cái tâm của mình. Ở đây mình đang ngồi với các sư phụ hay gặp mọi người, mà thấy tâm mình tĩnh, không có ai thì cũng giống như một mình.

Còn nếu tâm mình cứ nghĩ ngợi thì nó cũng giống như chốn đông người. Tại vì mình ngồi một chỗ, mình đi một mình mà lúc nào mình cũng nghĩ về người khác.

Hay là tư duyên khởi lên tham người này, hay ghét người này, hay nói chung là nhiều thứ chuyện mờ ám xấu xa, dục lạc thế gian này thì nó cũng không khác gì là đông người.

Còn mình ngồi như thế này, nhưng mà mình không thấy ghét họ, hay là cũng không thấy phiền não, không phiền hà gì, thì cũng coi như một mình. Nó có sự khác biệt như thế.

Nói chung là tùy tâm của mình mà nói đông hay không đông. Mình ngồi giữa chợ, nhưng mà mình không có động với họ thì cũng không đông. Còn ở một mình mà tâm mình loạn hay tầm bậy tầm bạ thì cũng thành như đông.

Sư Minh Tuệ và các sư khác trong đoàn
Chụp lại hình ảnh,Các nhà sư nghỉ chân trong một khu vườn bên đường ở tỉnh Ubon Ratchathani

BBC: Sư có thể mô tả qua một ngày tu tập của mình không?

Sư Minh Tuệ: Vâng, tối thì nghỉ ngơi. Nói chung là đi tới 6 - 7 giờ tối, nếu quãng đường mình đi chưa hết thì cố gắng mình đi thêm, rồi nghỉ ngơi. Đến sáng sớm mặt trời mọc, hay rõ đường sá rồi thì mình lại lên đường bộ hành khất thực. Nói chung đa số không có quy định rõ ràng, giờ này là phải làm như thế này, phải làm như thế kia.

Vấn đề là đủ duyên hợp thời. Chẳng hạn như bữa nay tới chỗ này, họ bảo mình thấy mệt rồi, hay là cũng đến giờ trưa nghỉ rồi, thôi vào đây nghỉ ngơi, thì mình vào. Chứ không phải là nói tôi mới đi mấy cây [số], giờ phải đi thêm. Nói chung là tất cả đều do duyên, giờ làm hay là giờ ăn, giờ nghỉ cũng thế.

Có khi mình đi mệt rồi, mình ngủ sớm, rồi mình lại dậy sớm chứ không phải nói kiểu tôi khi nào cũng 10 giờ ngủ, 2 giờ dậy. Lúc sớm hơn, lúc trễ hơn 5-10 phút, chỉ áng tầm như thế thôi, chứ không nhất thiết phải theo một lịch trình chặt chẽ. Nói chung là tất cả mọi cái là do duyên.

Thời gian nghỉ trên đường cũng là tương đối, quan trọng là hợp với thực tế mình đi thôi. Chứ không có quy định là buổi chiều phải đi. Tùy duyên như thế chứ cũng không phải quy định rằng ngày nào tôi cũng phải đi.

BBC: Khi bộ hành thì sư suy nghĩ về điều gì?

Sư Minh Tuệ: Đi bộ hành thì con suy nghĩ, con mong cho mình và mọi người nếu muốn được đi bộ hành thì được bộ hành. Mong cho mọi người đều được hạnh phúc, đều được tốt đẹp, hay là được những điều mình mong muốn. Mình đi bộ hành như thế này là mình mong muốn hòa bình, hạnh phúc.

Ai cũng được đi qua các nước, không bị rào cản gì. Nói chung là mình được sống hạnh phúc, tự do, thoải mái, giao lưu giữa các nước mà không làm điều gì tổn hại đến đất nước đó.

Nói chung là mình sống có giới, có đạo đức, có trí tuệ, không hại gì tới ai. Mình đi cũng không làm hại, cũng không có mục đích lợi ích kinh tế hay là lợi ích chính trị, chiến tranh gì. Mình đi là để được thoải mái, an lạc.

Đi lại mà mình không gây ảnh hưởng cho họ, mà không gây nguy hiểm cho họ. Con mong rằng ai cũng thế, được đi thoải mái, không có cái rào cản gì.

Giống như con nai đi trong rừng, muốn đi thì đi, muốn nằm thì nằm, muốn ngồi thì ngồi như thế. Không có bắt bớ, không lo. Không có trộm cắp, không làm gì. Con mong muốn như thế.

BBC: Trong thời gian tu tập và bộ hành, sư có thể chia sẻ về một câu chuyện mà sư thấy cảm động hoặc một bài học sư thấy tâm đắc nhất mà mình đã chiêm nghiệm ra không?

Sư Minh Tuệ: Vâng, ở đây không phải là cảm nghiệm hay tâm đắc gì. Nhưng mà con thấy, chẳng hạn như anh Báu hay anh Achan Lam đi mà giờ giữ giới được, các anh giữ năm giới, sống không có sát sanh, không có trộm cắp, không có tà dâm, không có nói láo, không có uống rượu, uống bia, lúc nào cũng thương yêu mọi người, người ta đến không có gây khó khăn như ngày xưa.

Có thay đổi như thế là con thấy vui vẻ rồi. Như bao người khác nữa, nếu mà ai cũng như thế thì con cũng thấy được điều tốt đẹp.

BBC: Sau thời gian tu tập, sư thấy bản thân mình đã thay đổi như thế nào?

Sư Minh Tuệ: Con thấy bản thân mình có thay đổi. Thay đổi so với ở đời.

Con cũng nói với mọi người là con không phải là thầy, là sư gì cả, không thuộc giáo hội, tăng đoàn gì hết. Con là một người bình thường. Ngày xưa ở đời thì giờ con đi học tập theo lời Phật Thích Ca Mâu Ni dạy.

Con thấy sự thay đổi là ngày xưa thì ôm đồm nhiều thứ, nhưng mà giờ thì ngoài ba y bát rồi không có cái gì nữa.

Sư Minh Tuệ khất thực vào sáng sớm ngày 5/1
Chụp lại hình ảnh,Sư Minh Tuệ khất thực vào sáng sớm ngày 5/1

BBC: Quay lại thời gian vài năm trước, vì sao sư quyết định bắt đầu tu tập vậy?

Sư Minh Tuệ: Dạ, con đọc được giáo lý và thấy không có ai giỏi hơn Phật Thích Ca. Như Lai dạy cái đấy là tối ưu. Nếu mà ai tài giỏi hơn thì con đi theo người đấy con học, nhưng mà con kiếm không ra nên là con quyết định đi theo Phật Thích Ca để được học điều tốt đẹp, được hạnh phúc như lời dạy. Hướng tới cái hạnh phúc, cái giải thoát, cái trí tuệ.

BBC: Khi quyết định đi tu sư có thông báo cho gia đình không? Và gia đình phản ứng như thế nào?

Sư Minh Tuệ: Vâng, trước khi đi tu con có tập luyện qua lời Phật dạy trước sáu tháng đã. Rồi khi đó [con] mới về xin, cha mẹ đồng ý cho đi thì con mới đi. Họ đồng ý cho đi và bây giờ trở thành người xuất gia rồi thì con cũng không có khái niệm đó là cha mẹ mình nữa. Con muốn học cái bình đẳng, ai cũng là cha mẹ mình.

Kể cả hai anh ngồi đây [hai phóng viên] con cũng xem là người anh, người em hay là người thân của mình. Con cũng mong mọi người đều hạnh phúc, tốt đẹp như nhau chứ không có khái niệm đây là cha mẹ hay là gì nữa. Mình là một con người đang học theo lời Phật dạy.

BBC: Thời tiết về đêm ở Thái Lan tương đối lạnh, vậy buổi tối mọi người chống lạnh như thế nào vậy?

Sư Minh Tuệ: Buổi tối thì tìm những chỗ khuất gió, kín đáo. Rồi y áo của mình nữa, như con tập hạnh ba y thì cố gắng may nhặt những cái vải dày hơn, tự mình may áo cho mình để phòng hộ, nhưng mà mình tập ba y bát thì kham nhẫn.

Còn một số [lúc] mà thấy không chịu nổi thì có cái bạt đây chắn gió. Nói chung là mình tập chưa đến nơi, đến chốn, chưa có định lực, chưa chịu được thì mình có thể tập dần dần đến khi mình thích ứng được, thích nghi được. Cái đấy là mong muốn, nhưng không có ai nói là tôi chịu lạnh được hết. Tất cả phải qua thời gian luyện tập. Rèn luyện thì chắc chắn sẽ vượt qua

Sư Minh Tuệ chia sẻ rằng đêm ngủ ở Thái Lan ông vẫn bị lạnh
Chụp lại hình ảnh,Hành trình tu học của sư Minh Tuệ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người

BBC: Trong một lá đơn, sư nói rằng sư muốn bộ hành tới Ấn Độ, chỉ cần người trợ giúp thủ tục còn để sư tự đi. Bây giờ thì ngoài các sư khác còn có những người như ông Đoàn Văn Báu và ông Lê Khả Giáp đi theo để hỗ trợ và có một số phương tiện chở đồ đạc. Xin hỏi sự hỗ trợ như vậy có ảnh hưởng đến tính nguyên bản, nguyên chất của việc tu tập không?

Sư Minh Tuệ: Vâng, cũng có ảnh hưởng và không ảnh hưởng, tại vì những cái xe, các phương tiện đấy là hỗ trợ cho họ.

Còn con không cần chở đồ gì. Đồ con tự mang lấy, đồ khất thực con cũng tự mang lấy, y áo cũng tự mang lấy. Xe cộ là hỗ trợ cho những người đi theo.

Tại vì những người [đó] tối thiểu có võng, có chăn, có mền chống lạnh. Có cái xe, [nếu] họ đi không được thì ngồi xe hay chạy xe tới trước để làm thủ tục giấy tờ. Họ có thể liên lạc với chính quyền địa phương sở tại, cái đấy họ cũng có giúp, đó là điều tốt đẹp.

Theo con nghĩ, cái cản trở là do những người ngoài [họ] thấy xe như thế này rồi [họ nói] "ông đi mà có một đoàn xe chạy theo mang đồ mang đạc cho ông".

Cái đấy là chuyện mọi người nói thôi. Còn tự mình, mình không cần biết họ nói như thế nào, miễn mình thấy vẫn đúng cái chất học của mình là được. Mình vẫn ba y bát. Còn về cái xe đó, họ có nói trời nói đất gì vẫn là như thế.

Chụp lại video,Sư Minh Tuệ tại Thái Lan: 'Mong được đi thoải mái không rào cản như con nai trong rừng'

BBC: Triết lý Phật giáo nào sư thấy tâm đắc nhất và muốn chia sẻ với mọi người?

Sư Minh Tuệ: Triết lý Phật giáo thì làm thiện là tâm đắc nhất, xong đến hạnh phúc, an lạc, giải thoát, niết bàn là tâm đắc nhất. Với mọi người thì con cũng mong cho mọi người được hưởng hòa bình, sống được hạnh phúc, an lạc, hạnh phúc. Nếu mà được giải thoát thì lại càng hạnh phúc hơn nữa.

BBC: Sư bộ hành như thế này, đặc biệt là bây giờ ở nước ngoài, thì có cảm thấy nhớ gia đình không?

Sư Minh Tuệ: Cũng có nhớ và không nhớ. Có nhớ nhưng mà mình khắc phục.

Cha mẹ mình thì sớm muộn gì cũng chết. Mình thì sớm muộn gì rồi cũng chết. Nhớ nhung thì cũng thế thôi. Khổ đau, ái luyến sinh sầu ưu, ái luyến sinh sợ hãi. Mình biết như thế rồi mình không ái luyến vào đó nữa.

Mình nói là tạm thời thế thôi, mình khắc phục. Tất cả mọi cái mình giải thoát được thì mình sẽ không còn đau khổ như thế này nữa.

Mình biết như thế rồi thì mình có đau khổ nhưng mà mình kham nhận, rồi mình tư duy học theo lời Phật là mình sẽ vượt qua, khắc phục được sự nhớ nhung, khổ não, thoát khỏi phiền não đấy.