Tuesday, December 31, 2024
Monday, December 30, 2024
Lào: Bí mật cánh đồng Chum và cuộc chiến VN
Một lượng du khách hiếm hoi khi đến nơi xa xôi hẻo lánh này của Lào sẽ bắt gặp những cánh đồng chum cổ xưa, làm từ đá. Ai đẽo ra những cái chum đá này, và họ đẽo để làm gì?
Bụi tung mù mịt phía sau khi tôi chạy chiếc xe gắn máy nhảy chồm chồm trên con đường đầy ổ gà ở ngoại vi Phonsavan, một thị trấn cỡ trung nằm cách thủ đô Vientiane của Lào 400km về phía đông bắc.
Núi non trùng điệp khiến con đường quanh co gấp khúc liên tục cho đến khi những ngọn núi nhấp nhô nhường chỗ cho vùng đồng bằng trải rộng.
Khi tôi vượt qua một người địa phương đang lùa đàn bò, ông chỉ ngón tay thô ráp về hướng mà tôi đi để xác nhận tôi đang chạy đúng hướng.
Tôi giảm ga, lái tấp vô lề.
Rõ ràng tôi đang đến gần Cánh đồng Chum, di tích bằng đá ấn tượng nhất của Lào. Thế nhưng cả khu vực gần như vắng bóng du khách.
Chưa có lời giải
So sánh với những nước láng giềng ở Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam, ta cảm giác như Lào bị thế giới lãng quên.

Nguồn hình ảnh,Jarryd Salem
Mặc dù có những báu vật như thành phố cổ Luang Prabang ở miền bắc, nơi được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều du khách thường chỉ đến điểm ăn chơi ồn ào Vang Vieng, một điểm dừng chân vui chơi được nhiều du khách ba lô xuôi dòng Nam Song ưa thích.
Tuy nhiên tôi không tìm nơi vui chơi: mục đích của tôi là tìm đến một bí ẩn đã 2.500 tuổi mà chưa từng có lời giải đáp thỏa đáng.
Hầu như không được các du khách biết đến, Cánh đồng Chum là nơi có hàng ngàn chiếc chum đá có từ thời kỳ đồ sắt nằm rải trên một diện tích hàng trăm cây số vuông trong vùng núi non bao quanh Phonsavan – một con đường vòng xa xôi so với những lộ trình bình thường.
Nằm rải rác ở những vị trí dường như hoàn toàn ngẫu nhiên, một số chum có kích thước rất lớn – cao đến 3 mét, rộng đến 1 mét và nặng hơn vài tấn.
Xương người và các nắp đậy bằng đá cũng được tìm thấy trong khu vực.
Đến nay, người ta vẫn chưa biết thực sự thì những cái chum đá này dùng để làm gì và ai đã tạo ra chúng.
Nơi chôn người?
Căn cứ vào kích thước của chúng và xương người được tìm thấy gần đó, một số nhà khảo cổ cho rằng chúng là nơi chôn cất thời tiền sử của một nền văn minh cổ đại nằm trải dài suốt một tuyến giao thương đã bị quên lãng từ lâu nối giữa lưu vực sông Mekong với vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.

Nguồn hình ảnh,Jarryd Salem
Một số người khác thì tin rằng những chiếc chum được dùng như dụng cụ đặt xác người chết vào chờ tự phân hủy hết trong giai đoạn đầu của nghi thức tang lễ, trước khi được đưa đi hỏa táng hoặc được đưa đi làm phần nghi thức tang lễ tiếp theo.
Sau khi thi thể phân hủy hoàn toàn, tro cốt sẽ được đưa vào chum; một thi thể khác sẽ được đặt vào và vòng nghi lễ cho những người quá cố khác sẽ lại được lặp lại.
Giải thiết này càng được củng cố với tập quán chôn cất truyền thống của các hoàng tộc ở Đông Nam Á.
Chẳng hạn như với các nhân vật hoàng gia Thái, thi thể người quá cố được hỏa táng nhiều tháng sau khi họ qua đời.
Thi thể của họ được chuyển từ chum này sang chum khác cho đến nghi thức hỏa táng sau cùng với niềm tin linh hồn người chết sẽ đi qua một giai đoạn chuyển hóa dần dần, rời bỏ dương gian và đi vào thế giới tâm linh.
Thêm vào đó, mép của mỗi chiếc chum được cho là để giữ những chiếc nắp đậy lại cho đến khi thi thể phân hủy. Điều này càng chứng minh thêm cho giả thiết này.
Tuy nhiên, người dân địa phương thì có cách lý giải thú vị hơn.
Một số người cho rằng những chiếc chum đá này được tạo ra để chưng cất rượu mạnh từ gạo, và chúng được những kẻ khổng lồ trong truyền thuyết dùng để ăn mừng chiến thắng trước kẻ thù.
Những người khác thì cho rằng những chiếc chum này là để chứa rượu whisky của một người khổng lồ khát nước sống gần vùng núi non của Phonsava.
Tuy nhiên, sự thật là không ai biết được bí mật đằng sau những chiếc chum cổ này.
Phần lớn khu vực Cánh đồng Chum rộng lớn vẫn hạn chế không cho công chúng tiếp cận.

Nguồn hình ảnh,Jarryd Salem
Trong tổng số 60 địa điểm thì du khách chỉ có thể đến thăm bảy.
Địa điểm số một, với hơn 300 chiếc chum và một hang động đá vôi tự nhiên, là nơi giúp chúng ta biết được nhiều nhất về bí ẩn xung quanh những chiếc chum này.
Bí ẩn hang đá vôi
Hồi đầu thập niên 1930, nhà địa chất học và nhà khảo cổ học nghiệp dư người Pháp có tên là Madeline Colani đưa ra giả thiết rằng hang động này được dùng làm nơi hỏa táng và tro cốt sau đó sẽ được để trong những chiếc chum tiểu để chôn cất.
Theo giả thiết của bà, đây là nơi thực hiện các nghi thức chôn cất cổ đại và nó đưa ra cách giải thích về nơi những thi thể người chết được đưa đi sau khi phân hủy.
Những bằng chứng được tìm thấy trong hang, bao gồm những mảnh xương, răng người đã củng cố thêm cho giả thiết này.
Tuy nhiên người dân địa phương không tin vào giải thiết này.
Họ cho rằng hang động đá vôi được sử dụng như một lò nung lớn, và những chiếc chum được đúc từ những vật liệu tự nhiên như da thú, đất sét, đường và cát và sau đó được nung lên.
Bước trên cánh đồng, tôi để ý thấy hàng chục những dấu hiệu đánh dấu màu đỏ và màu trắng được đặt cẩn thận trên mặt đất – những dấu hiệu của một bí mật còn bức bối hơn.
Dày đặc bom mìn từ Cuộc chiến Việt Nam
Phonsavan nằm trên hành lang bay của các chiến đấu cơ Mỹ trong thời Chiến tranh Việt Nam và trở thành nơi cắt xả không chính thức của 270 triệu quả bom chùm, khiến nơi này trở thành điểm bị ném bom nặng nề nhất thế giới nếu tính bình quân đầu người.

Nguồn hình ảnh,Jarryd Salem
Khoảng 80 triệu quả bom trong số này không nổ sau khi rơi xuống mặt đất, khiến cho khu vực trở nên nguy hiểm và nhiều vùng đất xung quanh Cánh đồng Chum không thể sử dụng được.
Du khách đến đây chỉ được đi vào những chỗ đã được dọn sạch bom mìn và được đánh dấu.
Tổ chức Tư vấn Bom mìn (MAG), một tổ chức phi chính phủ, cho biết có hơn 50.000 người dân Lào đã thiệt mạng hoặc bị thương vì những trái bom chưa nổ tính từ năm 1964 tới nay.
Mặc dù đã có nỗ lực từ năm 1994 để dọn bom mìn nhưng cũng phải mất gần một thế kỷ nữa để đưa vùng đất này trở thành nơi an toàn, nếu tốc độ rà phá bom mìn được duy trì như hiện nay.
Trung tâm hướng dẫn du khách của MAG đặt trên con đường chính của Phonsavan đem đến cho chúng ta cái nhìn chi tiết và đau lòng về những vấn đề do lịch sử để lại.
Nhìn xung quanh, ta có thể thấy thiệt hại do bom mìn hiển hiện ở khắp nơi; mặt đất lỗ chỗ và nhiều chiếc chum đá bị nứt, vỡ hay bị phá hủy hoàn toàn.
Đặt tay lên mép một chiếc chum nằm cách nơi có thể còn một trái bom chùm chưa nổ chỉ vài mét, tôi nhìn vào bên trong chiếc chum to lớn.
Bất cứ lời giải thích nào về bí ẩn thời xa xưa cũng đã trôi qua từ lâu, chỉ còn lại mạng nhện và nước đọng.
Thời gian và chiến tranh có lẽ đã khiến chúng ta không còn cơ hội hiểu được ai đã tạo nên những kỳ quan này và tại sao.
Chẳng có du khách nào khác xung quanh, đó là một bí ẩn mà tôi tự suy ngẫm cho riêng mình.
Tại sao chính quyền nóng lòng muốn dứt điểm trường hợp sư Minh Tuệ?
Dựa trên bề mặt truyền thông của nhà nước nói chung, phát đi trong thời gian gần đây, ý định của nhà cầm quyền muốn xử lý dứt điểm trường hợp ông sư Thích Minh Tuệ đã lộ ra ngày càng rõ, nếu không nói là ráo riết và hối thúc qua những sự kiện liên tục diễn ra trên mạng xã hội.
Hãy tạm gọi đó là một chiến dịch, mà từng chặng của âm mưu được thể hiện qua những "tâm thư" của ông Thích Minh Tuệ trong tháng 11/2024.
Lá thư đầu tiên xuất hiện vào giữa tháng 11, được cho là do ông sư Thích Minh Tuệ tự viết ra, lên giọng yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải xử lý những người đưa tin và quay video về ông, để nhằm bảo đảm an ninh trật tự. Dĩ nhiên ngôn luận hoàn toàn kỳ lạ và đầy công an tính này nhanh chóng được mọi người nhận ra đó là một bức thư giả mạo, cho dù chữ viết thì được nói là của sư Thích Minh Tuệ.
Ngay khi sự cười cợt và mỉa mai về lá thư mạo danh sư Thích Minh Tuệ rộ lên khắp nơi trên mạng xã hội, thậm chí làm cho giới truyền thông bên ngoài Việt Nam cũng phải chú ý, lá thư thứ hai - cũng với lối mạo danh ấu trĩ bằng chữ viết và chữ ký của sư Thích Minh Tuệ - có nội dung tương tự, nhưng ý mở rộng hơn với ước muốn, thổ lộ rằng không mong có người đi theo ông để gây mất an ninh trật tự cho xã hội. Để cố gắng chứng minh rằng đây là một lá thư "đường đường chính chính", cuối thư có hẳn dấu mộc đỏ của công ty nào đó, tự dựng nên trong nhiệm vụ “bảo kê” cho sư Thích Minh Tuệ.
Cả hai bức "tâm thư" đều rơi vào chuyện bất tín của đám đông, vốn vẫn theo dõi và một lòng hiểu biết đúng về con người của sư Thích Minh Tuệ. Nhưng truyền thông Nhà nước đã có những chuyển động bất thường với việc nhiều tờ báo lần lượt đưa lá thư của vị sư không được nhìn nhận này, loan tin rộng rãi đến mọi nơi, như để ngầm thông báo rằng sắp tới, sự cô lập vị hành khất này trên toàn Việt Nam, là hoàn toàn có lý do hợp pháp.
VTV, Đài truyền hình trung ương lần này cũng né tránh ra mặt, sau những vụ vạch mặt ê ẩm, dẫu thắc mắc của dân chúng về sư Minh Tuệ ngày càng nhiều. Một vài Youtuber đã tìm cách tiếp cận được sư Thích Minh Tuệ trong những ngày này – trên mạng xã hội - và đặt câu hỏi về ý nguyện của ông. Trong các video, ngôn luận của vị sư này được nhắc đi nhắc lại rằng ông mãi tâm nguyện được đi hành khất, để tu tập đúng theo sở nguyện của mình. Gương mặt của sư Tuệ buồn bã, giọng nói không còn linh hoạt như ngày thường, biểu hiện của một người bị bức bách rời bỏ con đường tu tập bao nhiêu năm nay, với những âm mưu và thói lề đang đặt lên ông.
-----------------------
Từ việc "tự nguyện" ẩn tu của sư Minh Tuệ nhớ về làn sóng đàn áp Phật Giáo sau 75
Hà Nội âm thầm triệt hạ hình thái “Phật giáo hầm trú”
Thích Minh Tuệ – Sức mạnh của những kẻ không quyền lực
-----------------------
Điều đáng nói những cuộc phỏng vấn của các Youtuber này không hề có ai đặt câu hỏi là những lá thư đó, có phải do ông viết hay không - có nghĩa là những người được vào phỏng vấn đã qua sự tuyển chọn, và lúc phỏng vấn đã có công an đứng bên cạnh với những câu hỏi đã được loại trừ từ đầu.
Đỉnh điểm của chiến dịch muốn loại trừ sư Thích Minh Tuệ ra khỏi đời sống bình thường, được thể hiện trong lá thư thứ ba. Ý chính trong lá thư này, là sư Minh Tuệ bày tỏ khao khát được hành đạo tự do, qua việc ngỏ lời nhờ ai có lòng, giúp ông được đi khất thực ở những quốc gia Phật giáo như Miến Điện, Ấn Độ… Bất kỳ ai đọc qua thư cũng hiểu rằng, nếu nhà sư chân đất này muốn được tiếp tục con đường tu tập tự do, không bị dính líu đến nhà nước, ông chỉ còn một cách duy nhất là rời khỏi đất nước, và trở thành nhà sư buộc phải chọn lưu vong trong thời bình.
Có thể hình dung rằng không phải một mình sư Minh Tuệ có thể nghĩ ra điều này, ắt hẳn đã có một cuộc thảo luận của "nhiều bên”, và trong đó một đề nghị về chuyện đi khất thực khỏi Việt Nam “để muốn làm gì thì làm” đã được đưa ra, tương tự như những sư khác trong đoàn y phấn tảo, nay cũng đã phải chọn lưu lạc nhiều nơi ngoài Việt Nam.
Đồng loạt ngay sau đó, nhiều tờ báo nhà nước cũng rầm rộ đưa lại bức thư và nguyện vọng của sư Thích Minh Tuệ muốn được đi khất thực ngoài đất nước. Mọi thứ như chỉ đợi một giờ G bí mật cho hành động. Sau chiến dịch này, người ta có thể sẽ không còn gặp được sư Thích Minh Tuệ nữa, và rồi bất chợt một ngày nào đó hình ảnh của ông xuất hiện với đôi chân trần, đang khất thực ở đâu đó Thái Lan, Miến Điện, Campuchia… chẳng hạn, vô định và không biết khi nào có thể quay lại quê nhà.
Trở lại câu hỏi, vì sao nhà nước Việt Nam ráo riết muốn xử lý dứt điểm trường hợp của sư Thích Minh Tuệ trên đất nước Việt Nam? Vì bởi có hai lý do vừa mang tính hệ thống, và cũng mang tính thời điểm.
Lý do tính hệ thống, là trường hợp xuất hiện của sư Thích Minh Tuệ đã mở màn cho một lớp Phật giáo tu tập độc lập, từ chối sự kiểm soát và thao túng của nhà nước. Cách họ di chuyển vào những vùng vắng người, trú ẩn tạm trong rừng núi rồi lại tiếp tục con đường hành đạo tự do của mình, không có chùa chiền cố định, là một hình thái của Phật giáo hầm trú, tương tự như Công giáo hầm trú ở Trung Quốc. Điều này là một mối lo của bất kỳ nhà nước độc tài nào, bởi hôm nay không kiểm soát triệt để thì sự hấp dẫn từ những tu sĩ khiêm cung và chân thành, sẽ ngày càng phát triển nhiều thêm những người cùng mặc y phấn tảo trên đất nước, cũng như là đám đông mộ tín đang ngày càng rộng lớn hơn.
Lý do mang tính thời điểm, là vào 2025, Giáo hội Phật giáo quốc doanh của nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ phải tổ chức đại lễ Vesak Phật giáo trong hai ngày của tuần đầu Tháng Năm. Sự hâm mộ và có mặt của sư Thích Minh Tuệ trong đất nước đang là nỗi lo cho những điều bất thường có thể đến, thậm chí có thể dẫn đến việc tổ chức lễ Vesak không thành công như ý muốn của chính quyền.
Vấn đề của sư Thích Minh Tuệ, là kể từ khi sự có mặt của ông trên những con đường khất thực, đã bất ngờ là hình ảnh phản chiếu, và gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với Phật Giáo thuộc nhà nước. Nhiều “đại tăng” được nhà nước công phu dựng nên đã hoàn toàn bị sụp đổ và trở thành là trò cười của thiên hạ, nhiều chùa chiền là chỗ thu hút, thao túng tín đồ, và thậm chí là nơi thu hút tiền bạc để nuôi sống cho một lực lượng tôn giáo của chính quyền, nay cũng đã bị thất thu thảm hại.
Lễ Vesak, cơ hội biểu dương lực lượng của Phật giáo nhà nước, và đầy ý nghĩa chính trị của nhà cầm quyền, đặc biệt là vào lúc cái tên Việt Nam đang treo lơ lửng trước danh sách CPC mỗi lúc càng hiện thực hơn - chắc chắn không thể để bị hủy hoại bởi một nhà sư chân đất vào lúc này.
Mặc dù sư Thích Minh Tuệ nhiều lần khẳng định ông chỉ là một người tu tập và không có gì đáng để quan tâm, và chính Giáo hội Phật giáo của nhà nước cũng miệt thị ông, và không công nhận là một tu sĩ, nhưng giờ đây cả một hệ thống lên chiến dịch để tìm cách triệt hạ ông, một cách công phu và ráo riết, mà chính sư Minh Tuệ cũng tự hiểu rằng muốn được sống với niềm tin Phật giáo của mình, thì ông phải chọn bộ hành ở nơi khác, không phải là quê hương của mình.
Ngay cả nếu như Sư Minh Tuệ là Phật, thì Phật muốn được tồn tại, thì cũng phải rời bỏ quê hương cộng sản, để được tự do trong lưu vong.
---------------------------
Sư Thích Minh Tuệ dừng khất thực lần hai vì “an ninh trật tự”
Sư Minh Tuệ bày tỏ mong muốn được bộ hành từ Việt Nam đến Ấn Độ
Đoàn Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?
Sau một tuần lễ kể từ ngày Thầy Minh Tuệ bộ hành về đất Phật, những diễn biến thực tế mâu thuẫn đã buộc người ta tự hỏi Đoàn Văn Báu là ai? Là doanh nhân tự nguyện phát tâm đồng hành làm hộ pháp hỗ trợ Thầy như lời ông ta nói? Hay đang là đồng chí nguyên thượng tá an ninh, tiến sĩ tâm lý tội phạm học, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiệm vụ áp giải Thầy theo cách im ả nhất đến Himalaya ẩn tu theo kế hoạch của ai đó?
Cần nhớ bốn năm qua, Sư Minh Tuệ từng bốn lần độc hành xuyên Việt, không giấy tờ tùy thân, không có ai bảo vệ nhưng vẫn an toàn. Hành trình về đất Phật của Sư đi qua Lào, Thái, Myanmar, Nepal, là những quốc gia Phật giáo được tôn kính như quốc giáo, vậy tại sao phải được bảo vệ kín kẽ như vậy?
Trước hết xin gọi Ngài Minh Tuệ là Thầy, một danh xưng kính trọng phổ quát. Không dám gọi là Sư vì e sẽ làm phiền đến các đồng chí quan chức giáo hội quốc doanh không cho phép xem Thầy là tu sĩ.
Nhìn lại những diễn biến dồn dập đuổi theo bước chân, số phận Thầy Minh Tuệ trong năm qua, dễ thấy rằng luật vô thường của Phật Pháp đã thể hiện rõ trong từng sát na.
Khi cộng đồng mạng xã hội phát hiện dẫn đến thông tin bùng nổ, Thầy được hàng triệu người ngưỡng mộ. Tu sĩ độc hành không thuyết giảng mà thu hút thành “tăng đoàn” cuồn cuộn như thác lũ trên đường thiên lý dọc các tỉnh thành. Đang lúc cao trào, Phật tử xứ Huế kính ngưỡng, bỗng nhiên có phép màu nào đó giữa đêm, Thầy mất tích, “tăng đoàn” tan tác, người Bắc người Nam. Dư luận hoang mang thắc mắc, Thầy lại hiện hình được công an “hỗ trợ” làm căn cước công dân, lên sóng truyền hình rồi lại mất tích, ẩn tu rồi bộ hành khất thực khi núi Sạn Nha Trang, khi ở Gia Lai.
Dù Thầy ẩn ở đâu, sức thu hút Phật tử, công chúng vẫn rất mạnh mẽ, họ vẫn săn lùng, quy tập về chực chờ được chiêm bái và luôn được bảo vệ chặt chẽ, nghiêm mật. Trú xứ của Thầy cũng được an ninh hóa đến mức đài truyền hình quốc gia cũng phải dùng thủ thuật để khán giả không nhận diện ra. Ý nguyện chân chính đơn giản nhất của Thầy là bộ hành khất thực trở thành vô vọng vì lý do sẽ gây tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự.
Thật đáng tiếc cho một đất nước đang vươn mình vào kỷ nguyên mới, lần thứ ba đăng ký vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lần thứ ba đăng cai tổ chức Vesak Phật Đản Liên Hiệp Quốc mà tâm nguyện nhỏ nhoi của cá nhân công dân tu theo hạnh đầu đà tốt đẹp lại không thực hiện được.
Một đảng quang vinh bách chiến bách thắng, một nhà nước do dân, vì dân lại không thể tạo điều kiện cho một khất sĩ tu hành theo cách khổ hạnh cao nhất.
Nhà nước không ngại tốn kém, cho phá rừng xây chùa Bái Đính, chùa hàng trăm, hàng ngàn hecta, quy tụ hàng chục, hàng trăm ngàn người khắp nơi trên thế giới tụ về lễ lạc cúng bái linh đình nhưng lại không đủ sức giữ gìn trật tự trị an cho một khất sĩ đi xin ăn mỗi ngày một bữa. Phải chăng người ta e ngại phẩm hạnh buông bỏ, giác ngộ sáng ngời của vị chân tu sẽ làm tan rã tấm bình phong tự do tôn giáo đang che chắn cho đội ngũ ma tăng cổ súy cho tà thuyết cúng dường?
Ấy vậy mà Thầy Minh Tuệ bỗng dưng được lỏng tay, bộ hành về Ấn Độ với sự bảo vệ, hỗ trợ của một số cá nhân tự nguyện. Trong tâm thư viết tay, Thầy Minh Tuệ chỉ cầu mong sự giúp đỡ về thông tin, thủ tục giấy tờ, mọi thứ còn lại Thầy đều tự lực với phát tâm mạnh mẽ: “Nếu có ai không đồng ý hay phản đối, gây khó khăn, hay cấm đoán, bắt bớ hay ép buộc, hay thủ tiêu, hay bắt buộc phải bỏ hạnh nguyên, hay tước đoạt mạng sống, hay nhận bản án tử hình. Con đều hoan hỉ đón nhận và không kiện cáo gì và đều ước nguyện cho họ hạnh phúc...”
Thông tin chấn động ấy làm nức lòng hàng vạn trái tim. Những “đệ tử” trong tăng đoàn ngày trước, những người yêu kính Phật và đức hạnh của Thầy đã phát tâm xin đồng hành. Doanh nhân, nguyên thượng tá an ninh Đoàn Văn Báu đã bất ngờ xuất hiện tự nguyện tham gia như ngôi sao sáng trong vai trò người hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hướng dẫn đường đi… tóm lại là vai trò Hộ Pháp.
------------------------
Cuộc du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
Đằng sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ
Tại sao chính quyền nóng lòng muốn dứt điểm trường hợp sư Minh Tuệ?
------------------------
Trước khi xuất phát, dư luận đa số đồng tình nhưng không ít ý kiến băn khoăn lo ngại về lai lịch ông Báu, ông thật sự phát tâm hay tham gia theo sự phân công của Sư? Ông đã lên mạng live stream trần tình lật ngửa bài mình là thượng tá công an đã về hưu 3 năm, đang sinh hoạt đảng ở địa phương và tuyên bố chắc nịch sẽ làm những điều tốt đẹp theo tâm nguyện Thầy Minh Tuệ. Nhiều người, trong đó có tôi, đã bị thuyết phục trước lời trần tình này.
Một tuần lễ bộ hành trôi qua, diễn biến thực tế chuyến đi đã đủ cơ sở trả lời những băn khoăn về ông Báu.
Trước hết, về nguyên tắc đảng, cái tội lớn nhất, đáng sợ nhất của đảng viên cộng sản là tự chuyển biến, tự chuyển hóa chính trị, vi phạm những điều cấm đảng viên không được làm. Trong những điều cấm ấy, quan trọng nhất là làm trái chủ trương, chính sách đảng, nhà nước. Vậy chủ trương của đảng và nhà nước về chuyện Thầy Minh Tuệ bộ hành đi Ấn Độ ra sao? Câu trả lời là 800 tờ báo lề phải không đăng 1 chữ nào. Trên mạng xã hội, các trang “bò đỏ”, dư luận viên tha hồ đơm đặt chỉ trích. Điều ấy cho thấy đảng không muốn cho công chúng biết về chuyến đi, và nếu có biết thì phải biết những điều xấu xa đơm đặt.
Như vậy đã rõ, ông Báu hoặc đã tự nguyện hộ pháp cho Thầy Minh Tuệ trái với chủ trương của đảng, hoặc đang thực hiện một nhiệm vụ được đảng phân công.
Diễn biến cho thấy, ông Báu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mượn vai Hộ Pháp cho Thầy Minh Tuệ, nhưng thực chất ông Báu đang áp giải Thầy Minh Tuệ đến nơi nào đó theo ý đảng và hạn chế tối đa tiếng vang của chuyến đi, cũng như tên tuổi, hình ảnh phẩm hạnh của Thầy Minh Tuệ.
Nhân danh làm thủ tục pháp lý và quan hệ với các nước sở tại, ông Báu đã hạn chế số lượng người tham gia bộ hành đến mức thấp nhất. Quan niệm từ bi của Thầy Minh Tuệ trước sau như một là không mời ai tham gia, cũng không chối bỏ bất cứ ai tự nguyện, miễn là mọi thứ tốt đẹp. Nước Lào chưa bao giờ có quy định hạn ngạch số người Việt nhập cảnh vào Lào hay số lượng người được đi thành đoàn trên đường. Thế nhưng, cho rằng có thỏa thuận nào đó với cơ quan chức năng của Lào, ông Báu đã từ chối nhiều nhóm người Việt tham gia, ngay cả những người đã xuất cảnh hợp pháp sang Lào như nhóm của chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo Phước Nghiêm, dù ông này đã từng phát tâm đồng hành với Thầy Minh Tuệ ngay ở Gia Lai. (1)
Ngày 14-12, ông Báu độc đoán loại trừ Sư Hộ Pháp Kim Cang và một Sư khác vì lý do đông người. Mượn tay an ninh Lào cưỡng ép Sư Kim Cang lên xe, ngăn không cho gặp Sư Minh Tuệ. Đến ngày 18-12, Báu lại gọi điện cho ông Tuấn (anh Thầy Minh Tuệ) yêu cầu cho ông Quý và một số Sư nhỏ sang Lào tham gia đoàn. Ông Tuấn đề nghị cho Đông, một youtuber thân ông Tuấn, nhưng Báu không chấp nhận. Có người thân cận ông Báu giải thích rằng Quý có sức khỏe, kinh nghiệm làm hộ pháp cho Thầy Minh Tuệ khi bộ hành ở Gia Lai. Cách giải thích này không thỏa đáng. Sư Kim Cang dù nói năng lỗ mãng nhưng thể lực tốt đã từng bảo vệ Thầy Minh Tuệ trên cung đường xuyên Việt hàng trăm cây số, trước áp lực đám đông hàng chục ngàn người. Ông Quý nếu có tham gia chỉ là trên cung đường ngắn thôn làng, số người hâm mộ cũng không đông lắm. Sư Kim Cang đến Lào hợp pháp lại bị đuổi về, ngược lại ông Quý đang ở Việt Nam chưa đủ giấy tờ lại được mời sang.
Về thông tin, trong văn bản thông báo của công ty Thiên Định Tuệ công bố trên website của công ty trước chuyến đi đã xác định các youtuber, fbker, tự do quay phim chụp ảnh đoàn bộ hành và phải chịu trách nhiệm việc làm của mình. Phải thừa nhận rằng trong sự kiện Thầy Minh Tuệ bộ hành trước đây, vai trò, công lao của các youtuber rất lớn. Tuy có người quá khích, qua đáng xông vào chỗ các Thầy nghỉ ngơi, lúc riêng tư, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh, các youtuber đã tường thuật chi tiết từng bước đi, phát hiện phản ánh từng chi tiết diễn biến các thành viên trong đoàn và sự kiện liên quan.
Công bằng mà nói, chính họ cũng là người phát hiện, phản ánh, đấu tranh vạch mặt những Sư giả, những nhóm người lợi dụng ăn theo tiếng tăm tăng đoàn Thầy Minh Tuệ. Thế nhưng, từ khi xuất phát đến nay, Báu không cho phép bất kỳ một youtuber nào tham gia đoàn, thậm chí là đi sau ở phía xa cũng không được. Tất cả các kênh youtuber khác đều phải sử dụng hình ảnh từ Báu và Lê Khả Giáp. Trong các clip đó, Báu vừa là nhân vật, vừa là người dẫn chương trình. Hình ảnh của Thầy Minh Tuệ và tăng đoàn bị mờ nhạt, thời lượng không nhiều. Điều thú vị nhất là các câu nói, giải đáp thắc mắc mang tính thuyết pháp có ý nghĩa đạo lý sâu sắc, sinh động của Thầy Minh Tuệ hiếm khi thể hiện. Đoàn người cứ đi im lặng như những robot không hồn.
Cách độc quyền quay phim chụp ảnh cung cấp cho toàn xã hội, các youtuber khác phải xào nấu theo nguồn nguyên liệu này, Đoàn Văn Báu đã lũng đoạn và thao túng truyền thông theo ý của mình, giống như 800 tờ báo chỉ có một tổng biên tập là Ban Tuyên Giáo.
Về ý nghĩa việc khất thực, ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập, bằng việc xin ăn, chư tăng ni gieo duyên với chúng sinh trong “bát cơm ngàn nhà”, đánh thức Phật tính, lòng từ bi, giảm tính tham lam bủn xỉn trong mỗi người. Đây cũng là cơ hội để họ truyền pháp, lan tỏa thông điệp từ bi hỷ xả, lối sống thiện lành. Nên nhớ, khi khất thực, Đức Phật và các đệ tử bưng bát ghé lần lượt từng nhà chứ không lựa chọn những nhà hảo tâm mà mình biết để nhanh chóng xin đủ bữa.
Với bản thân khất sĩ, việc xin ăn cũng giúp họ kiểm soát bản ngã, xóa bỏ tính kiêu ngạo, tự cao, học tính khiêm cung, nhẫn nại. Khất thực cũng giúp đoạn trừ được lòng tham còn lại trong tu sĩ, vì các vị được bố thí gì thì dùng cái đó, khi bước đi không biết được thí chủ cho gì, nhiều hay ít, ngon hay không. (2)
Thế nhưng, cũng nhân danh việc giữ an ninh, Báu đã vạch ra những cung đường vắng vẻ phải vượt suối, băng rừng, cố ý tránh xa nơi có nhiều người, thậm chí né tránh những bản làng có đông người Việt. Trừ những đoạn qua công ty Hoàng Anh – Gia Lai hay thị trấn không thể né tránh. Trung thực là ngây thơ như youtuber Lê Khả Giáp đến ngày thứ 5 của chuyến đi đã kịp ghi nhận trong clip "Đáng Nhớ Sư Minh Tuệ Lần Đầu Vào Một Ngôi Làng Tại Lào Để Khất Thực". Trong đó, Giáp nhấn mạnh: “Các thầy rất thích đi khất thực từng nhà.” (3)
Một youtuber đã dành thời gian tra cứu kinh điển Phật pháp, đối chiếu cách làm của Báu và bình luận trong clip "Đoàn Văn Báu tái thiết hạnh đầu đà mới cho Thầy Thích Minh Tuệ, tìm hiểu lại nguồn gốc." (4)
Lộ liễu rõ rệt nhất là trong một clip, Báu đã gợi ý với Thầy Minh Tuệ cho đoàn cầm cờ đỏ sao vàng khi đi bộ hành. Bằng trí tuệ trong suốt, Thầy Minh Tuệ trả lời thẳng thắn: “Tu sĩ ai cầm cái đó. Cho những người đi theo ai cầm được thì cầm, hoặc gắn nó trên xe (chiếc xe bán tải chở hành lý, thực phẩm cho những người đi theo).”
Một quốc gia mà chính phủ đàn áp người tu, tăng đoàn đến mức tan tác. Một giáo hội không công nhận người tu là tu sĩ, đơm đặt bôi xấu tăng đoàn giờ lại bày trò cầm cờ bộ hành quay phim là quá sức xấu hổ thủ đoạn chính trị. (5)
Các dư luận viên đã dựa vào clip này kết án Thầy Minh Tuệ và tăng đoàn như những kẻ phản quốc.
Độc quyền chọn người, lại chọn mờ ám, bất công. Độc quyền thông tin lại lũng đoạn, thao túng thông tin gây bất lợi cho Thầy. Bằng nhiều cách tách tăng đoàn không được giao tiếp với công chúng trên đường đi, bày ra nhiều chiêu trò để đi sai Phật pháp. Đoàn Văn Báu đã lộ nguyên hình là kẻ áp giải Thầy Minh Tuệ đến nơi đọa đày nào đó, vai trò quan trọng trong kế hoạch cực kỳ thâm độc, loại trừ Thầy Minh Tuệ ra khỏi lãnh thổ và dìm mọi tiếng vang, giá trị của Thầy trong nhận thức mơ hồ, lộn xộn chóng quên.
Thầy Minh Tuệ không phải là nạn nhân đầu tiên của cộng sản về việc hộ vệ kiêm áp giải. Qua câu chuyện cố thiếu tướng Phan Văn Xoàn, Phó Tư lệnh lực lượng Cảnh vệ, người phụ trách bảo vệ Hồ Chí Minh tự kể đã được chọn lọc trên báo chí cho thấy, ông Xoàn có cả hai vai trò đó. Ông Hồ được bảo vệ chu đáo, cẩn thận trong từng bước chân, muốn bước ra khỏi cổng nhà sàn, muốn gặp bất cứ ai phải được ông Xoàn sắp xếp theo phê duyệt, chỉ đạo của Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn. Muốn đi chợ Tết phải hóa trang thành hai cha con và theo phương thức ba không: không dừng lại, không mua bán, không giao tiếp với ai. Đêm giao thừa ông Hồ bất ngờ đi thăm hộ dân nghèo nhất Hà Nội là một màn trình diễn, tất cả các nhân vật tháp tùng, đón tiếp đều là diễn viên công an sắm vai. Chỉ duy nhất người phụ nữ nghèo gánh nước thuê là diễn viên nghiệp dư được công an lựa chọn. Tất cả những điều cưỡng ép dối trá ấy đều nhân danh mục đích cao quý là bảo vệ an toàn tuyệt đối cho ông Hồ.
*Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.
Tham khảo
1- https://www.youtube.com/watch?v=XUbZca_KYKg
2- https://vtcnews.vn/vi-sao-duc-phat-di-khat-thuc-ar694792.html
3- https://www.youtube.com/watch?v=eELFGQC8za8
4- https://www.youtube.com/watch?v=ZLycPR4ziSg
5- https://www.youtube.com/watch?v=ZoLOt5aR30c
Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành có phải làm hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt?
Giáo Hội Quốc Doanh không công nhận là tu sĩ, nhà nước đàn áp lên bờ xuống ruộng từ Sư Minh Tuệ đến các “Sư Nhỏ”. Chia tách tan đàn xẻ nghé ở Huế, mai phục lừa lọc chặn bắt, trấn áp từ Komtum, Gia Lai, Cần Thơ không cho họ tụ hội. Bây giờ chuyến bộ hành tự phát về Ấn Độ ngày càng thu hút công chúng, bỗng dưng có lời chúc sư Minh Tuệ làm vẻ vang cho đất nước, gợi ý sư cầm cờ đỏ sao vàng, đánh giá cho rằng đoàn bộ hành mang hình ảnh đất nước, dân tộc.
Liệu có ngày nào đó Sư Minh Tuệ được thưởng huy chương anh hùng lao động vì mang hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt?
Tâm nguyện của Thầy Minh Tuệ là bộ hành từ Gia Lai đến Ấn Độ. Con đường dài 5000 km đó, phải qua núi đồi đèo dốc, qua vùng chiến tranh nhưng đoạn khó khăn nhất mà Thầy không thể bộ hành theo ý nguyện lại chính là đoạn từ Gia Lai đến cừa khẩu Bờ Y. Anh Đoàn Văn Báu phải chọn theo kế sách đi ô tô từ huyện Ia Gray đến cửa khẩu cho Thầy đi bộ một đoạn tương trưng từ đất Gia Lai.
30 km không trốn nhưng phải tránh
Người xưa có câu đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vi lòng người ngại núi e sông. Trường hợp Thầy Minh Tuệ lại trớ trêu chua chat là vì lòng người ngưỡng mộ quá mạnh mẽ, sự thu hút quá lớn nên chuyến bộ hành của Thầy có thể làm mất an ninh trật tự ở địa phương. Anh Báu kể Thầy nói mình đâu phạm tội gì mà phải trốn. Đúng vậy nhưng với tư duy cái gì không quản đươc thì cấm nên việc bộ hành chân chính thiêng liêng của Thầy Minh Tuệ lại bị xem là nguyên nhân gây tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự. Vì vậy công an chìm, nổi đã quản lý Thầy như một tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Nơi ẩn tu bị chốt chặn nhiều tầng. Mỗi bước chân đều có nhiều hộ pháp vây quanh bảo vệ.
Không biết ngày xưa vua Lý Thế Dân quản thúc Trần Huyền Trang đến mức nào? Với Thầy Minh Tuệ, ngày 12-12 lịch sử ấy nhiều xe cảnh sát, an ninh chìm đã bao vây quanh khu công ty Thiên Định Tuệ, ngay quán cà phê Nắng ở gần đó cũng bị phong tỏa phải nghỉ bán.
Ấy, giáo hội lẫn chính quyền đã chơi tất tay với Thầy Minh Tuệ và các sư nhỏ như vậy đó. Giáo hội lạnh lùng, lặng im trước hành trình lich sử theo đại nguyện của Sư chỉ vì sư không đươc công nhận là tu sĩ vì Sư theo pháp tu Hạnh Đầu Đà không nhận tiền cúng dường, sống ngoài nghĩa địa, ngược với pháp tu gom tiền bá tánh xây chủa to phật lớn. Chính quyền khống chế đến mức đoàn đi phải phân tán, di chuyển dích dắc để tránh tiếp xúc với dân. Cách thức vận hành này giống như cách đặc công, biệt động thành thâm nhập đánh đồn bót thời chiến tranh.
Đúng theo ý nguyện của Thầy, đoàn không trốn mà đi giữa thanh thiên bạch nhật nhưng các thành viên trong đoàn phải phân tán, phải thay đổi chỗ tránh nhiều lần trước khi xuất phát. Clip “Sư Chơn Trí và cha chia tay trước chuyến hành trình dài" của Lê Khả Giáp đã thể hiện rất chi tiết sự di chuyển lắc léo ngoạn mục này. (1)
-------------------------------
Cuộc du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
Đằng sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ
Đoàn Văn Báu: Hộ pháp hay người áp giải Thầy Minh Tuệ?
------------------------------------
Đại diên cho đất nước
Qua đến đất Lào, Đoàn Văn Báu vẫn sợ Việt Kiều ở Lào và người Việt từ trong nước đuổi theo xin đảnh lễ nên phải lựa chọn những cung đường vắng, thay đổi lộ trình để đánh lạc hướng
Vài ba ngày sau, khi chuyến đi chớm xuôi thuận. Người dân Lào đổ xô quỳ phục hai bên đường đảnh lể, cúng dường cho Thầy mỗi ngày đầy một xe bán tải, Báu phải đem đi làm từ thiện cho ngưới dân Lào. Nhưng đến ngày thứ ba, thứ tư đã xuất hiện những tín hiệu gắn kết hoạt động cùa đoàn với đât nước và càng lúc càng lộ rõ. Mặc dù Thầy Minh Tuệ phát nguyện cá nhân đi để viếng các thánh tích tri ân đức Phât và cầu nguyện cho thế giới hòa bình an lạc. Thầy đâu dám đụng chạm đến đất nước thiên đường hay giáo hội quốc doanh.
Ấy vậy mà trong clip “Xúc Động Hình Ảnh Cụ Bà 86 Tuổi Đi 500km Chỉ Để Đảnh Lễ Sư Minh Tuệ Chúc đất nước mình nổi tiếng nổi tăm” đã ghi nhận câu chúc rất ư chính trị của một bà cụ “Chúc đất nước mình nổi tiếng nổi tăm”. (2)
Đoàn gia đình bà cụ này khá đặc biệt đã đến ngay nơi các Thầy nghỉ trưa sau khi thọ thực và không tiếp xúc với ai. Đoàn ở trong rừng cây đươc cảnh giới từ xa và ngăn chặn mọi người tiếp cận. Thế nhưng có lẽ nghe cụ già 86 tuổi đi 500 km tìm đến, Thầy Minh Tuê đã bước ra ngoài đảnh lễ, gieo duyên.
Có thể cho rằng đây là câu nói vô tình của một phật tử kính đạo yêu nước chứ không có động cơ chính tri. Thế nhưng chỉ một ngày sau lại xuất hiện đoạn clip ghi âm Đoàn Văn Báu gạ thầy cầm cờ đỏ sao vàng trong cuộc hành trình.
Nhà sư cầm cờ đi bộ?
Thầy Minh Tuệ không từ chối việc đoàn cầm cờ nhưng cho rằng “tu sĩ ai làm như vậy" và giao viêc đó cho Báu hoặc các anh em đi theo phụ việc khi xe dừng thì cắm cờ lên xe.
Một làn sóng phản đối, quy chup đã nổ ra. Nhiều Youtuber, Facebooker đã rộ lên phê phán thầy Minh Tuệ là không yêu nước trên cả đời thực lẫn trên mạng. Một kênh Facebook đã đăng bài “Hiểu đúng về việc SƯ MINH TUỆ KHÔNG CẦM CỜ, cho phép thành viên trong đoàn cầm cờ Tổ Quốc | HP” (3)
Clip này phát lại đoạn đôi thoại giửa Thầy và Đoàn Kim Báu. Thông tin cho biết nhiều youtuber, facebooker đã phê phán, chụp mũ Thầy Minh Tuệ không yêu nước, không thực hiện trách nhiệm công dân…Ngược lại đa số người khác cho rằng Thầy không chối bỏ cờ đỏ sao vàng, tuy nhiên người tu hành phát nguyện buông xà ngay cả thân tứ đại như Thầy thì việc cầm cờ là không phù hợp và vô nghĩa.
Trong thực tế dù báo chí trong nước thủ khẩu như bình, đồng loạt im lăng về chuyến đi bộ hành thì dư luận trên mạng xã hội bừng bừng dây sóng. Sau mấy ngày độc quyền đưa thông tin hoạt động của đoàn kênh youtube của Lê Khả Giáp tăng hàng trăm ngàn lượt đăng ký và đạt nút vàng. Người dân Lào mỗi nơi đoàn đi qua đổ xô ra hai bên đường trải khăn, quỳ dâng cúng. Báo chí Lào cũng bắt đầu vào cuộc.
Môt lần nữa, trách nhiệm với đất nước, với dân tộc của đoàn bộ hành đươc nhắc đến. Trong một clip trên trang Facebook của Đoàn Văn Báu nội dung giải thích vì sao người này người khác đươc hoặc không đươc tham gia đoàn bộ hành, ở thời điểm 1 phút 35 Báu khẳng định đoàn bộ hành không chỉ đi cho mình mà còn mang hình ảnh của quốc gia, dân tộc và của một pháp tu. (4)
Điều kiện nào là hình ảnh đại diện?
Đành rằng sư Minh Tuệ và các Sư Nhỏ là người Việt Nam đang ở nước ngoài nhưng liệu có phải bất cứ người Viêt nào ra nước ngoài đều có thể là hình ảnh của đất nước, dân tộc Việt?
Các quan chức tấn công tình dục ở Chi Lê và Newzeland có mang hình ảnh Viêt Nam không?
Với xu hớng gắn kết khá khiên cưỡng ấy tôi băn khoăn liệu đến ngày nào đó, Sư Minh Tuệ và các Sư Nhỏ được thưởng huy chương, anh hùng lao động vì mang hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt? Nếu việc tréo ngoe ấy xảy ra thì các danh hiệu này có chính danh? Để có câu trả lời một cách khách quan tôi đã nhờ đến trí tuệ nhân tạo ChatGPT
Hỏi: Điều kiện nào cá nhân công dân đai diện cho hình anh một quốc gia dân tộc?
ChatGPT trả lời như sau:
Để một cá nhân đại diện cho hình ảnh của một quốc gia, dân tộc, có thể là trong lĩnh vực ngoại giao, thể thao, văn hóa hoặc chính trị, các điều kiện cần thiết thường bao gồm các yếu tố sau:
- Quốc tịch và sự công nhận: Cá nhân đó phải là công dân của quốc gia mà họ đại diện. Họ phải có quốc tịch chính thức và được quốc gia công nhận là người đại diện hợp pháp.
- Danh tiếng và uy tín: Cá nhân này phải có uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực mà họ đại diện. Đối với các hoạt động thể thao, họ cần có thành tích đáng chú ý, với sự công nhận rộng rãi. Trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, họ phải có những đóng góp đáng kể.
- Kỹ năng và năng lực: Người đại diện phải có các kỹ năng chuyên môn và khả năng giao tiếp, làm việc với các tổ chức quốc tế, hoặc có khả năng thể hiện hình ảnh của quốc gia một cách tích cực và hiệu quả.
- Được lựa chọn hoặc bổ nhiệm: Trong một số trường hợp, cá nhân đó phải được lựa chọn hoặc bổ nhiệm bởi cơ quan nhà nước, tổ chức quốc gia (chính phủ, liên đoàn thể thao, tổ chức văn hóa...). Ví dụ, một vận động viên đại diện cho quốc gia trong các kỳ Olympic hoặc một nhà ngoại giao được bổ nhiệm để đại diện quốc gia trong các cuộc đàm phán quốc tế.
- Tính đại diện: Người này phải có khả năng thể hiện các giá trị, bản sắc và văn hóa của quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc truyền tải thông điệp của quốc gia hoặc thực hiện các nhiệm vụ đại diện tại các sự kiện quốc tế.
- Lòng yêu nước và sự tôn trọng: Người đại diện cần thể hiện sự tôn trọng đối với quốc gia, dân tộc và các giá trị văn hóa của quốc gia mình. Họ cần hiểu và truyền đạt được những giá trị này trong các hành động và lời nói của mình.
Có cầm cờ, hô khẩu hiệu cũng vẫn là những cá nhân
Hỏi: Sư Minh Tuệ ttu theo Hạnh Đầu Đà bị Giáo Hôt Phật Giáo Việt Nam (đa số theo pháp môn Tịnh Độ của Phật Giáo Đại Thừa) ra thông báo chính thức khẳng định không phải là tu sĩ. Sư tự phát nguyện bộ hành đi sang Ấn Độ, chuyến đi đươc một số cá nhân tự nguyện hưởng ứng, nhà nước và giáo hội không có ý kiến cũng không có sự hỗ trợ nào, chuyến đi gây tiếng vang lớn trong ngoài nước trên mạng xã hội nhưng báo chí nhà nước không đưa tin. Vậy đoàn đi Ấn Độ của sư Minh Tuệ có mang hình ảnh đại diện cho đất nước dân tộc Việt Nam không?
ChatGPT trả lời:
Về việc đoàn đi Ấn Độ của Sư Minh Tuệ có mang hình ảnh đại diện cho đất nước và dân tộc Việt Nam hay không, câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến vai trò và mối quan hệ giữa cá nhân đó với chính quyền, giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như sự công nhận từ phía xã hội.
Các yếu tố cần xem xét:
- Phân biệt giữa cá nhân và đại diện chính thức:
- Sư Minh Tuệ là một cá nhân xuất phát từ một truyền thống tu hành riêng, theo Hạnh Đầu Đà, và không được giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận là tu sĩ chính thức. Trong bối cảnh này, nếu không có sự công nhận chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc chính quyền, thì chuyến đi của sư có thể chỉ được xem là hành động cá nhân, không phải là hoạt động đại diện chính thức cho đất nước.
- Việc nhà nước và giáo hội không có sự hỗ trợ hay can thiệp vào chuyến đi cho thấy rằng Sư Minh Tuệ không tham gia với tư cách là đại diện chính thức của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có trách nhiệm hay cam kết gì đối với chuyến đi này. Do đó, không thể coi chuyến đi là hành động đại diện chính thức cho đất nước hay dân tộc Việt Nam trong các quan hệ quốc tế hay ngoại giao.
- Mặc dù chuyến đi gây tiếng vang lớn trên mạng xã hội và được một số cá nhân hưởng ứng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chuyến đi đại diện cho quốc gia. Mạng xã hội có thể khuếch đại hình ảnh của cá nhân, nhưng điều này chỉ thể hiện một phần trong sự đánh giá của cộng đồng, không phải là sự công nhận chính thức từ các cơ quan nhà nước hay giáo hội.
- Trong văn hóa và tôn giáo Việt Nam, Phật giáo có vai trò quan trọng, nhưng các hành động của một tu sĩ (hoặc cá nhân tự xưng là tu sĩ) có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của Phật giáo, chứ không phải trực tiếp đến hình ảnh quốc gia. Việc Sư Minh Tuệ hành động một cách độc lập không được giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận có thể gây ảnh hưởng nhất định trong giới Phật giáo, nhưng sẽ không được coi là đại diện cho quốc gia Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế.
Kết luận:
Sư Minh Tuệ và đoàn của sư không thể coi là đại diện chính thức cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong chuyến đi này. Nếu không có sự công nhận từ các cơ quan nhà nước và giáo hội Phật giáo Việt Nam, hành động của sư chỉ là cá nhân tự phát và không có tính đại diện cho quốc gia trong bối cảnh quốc tế hay ngoại giao. Chuyến đi này có thể gây tiếng vang và thu hút sự chú ý, nhưng về mặt chính thức và pháp lý, không thể xác định đó là hành động đại diện cho Việt Nam.
Đến đây ta có thể yên tâm, dù Sư Minh Tuệ và cả đoàn có cầm cờ, cầm quạt hoặc có buộc phải hô khẩu hiệu tự hào quá Viêt Nam trên đất Phật thì họ mãi là những người bộ hành vạn dặm theo phát nguyện cá nhân như các cô gái điếm. Ngược lại những quan chức tấn công tình dục thì lại khác. Họ đi công cán với vai trò, sứ mạng đươc nhà nước phân công. Họ là đại diện, là hình ảnh đất nước Việt Nam.
*Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.
Tham khảo
1-https://www.youtube.com/watch?v=5ZVOZavu1EU
2-https://www.youtube.com/watch?v=5iTY1ySEUbM
3-https://www.youtube.com/watch?v=0YJ4qu2zO1k
4-https://www.facebook.com/doanvanbau/videos/1105754617502808